Khuôn ngực có ảnh hưởng gì tới phổi?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum
Phổi vốn có tính đàn hồi nhất định, có thể nở to ra và thu nhỏ. Nhưng nó rất ngốc nghếch, không tự quyết định được mà muốn nở ra hay thu nhỏ đều dựa vào sự điều khiển của người hàng xóm. Người hàng xóm của phổi chính là khuôn ngực, khuôn ngực do xương sườn, cơ gian sườn và cơ hoành phần dưới tạo nên. Khi dung tích khuôn ngực mở rộng thì phổi cũng theo đó mà giãn ra, khi dung tích khuôn ngực thu nhỏ lại thì phổi theo đó mà thu hẹp lại (xem hình minh họa trang 78). Trong hình bình thủy tinh lớn không có đáy, tương đương với xương sườn và cơ gian sườn; buộc dưới đáy bình một màng cao su tương đương với cơ hoành; gắn một cái nút bần vào giữa màng cao su tương đương với đường hô hấp; khí cầu bằng hệ thống ống dẫn thủy tinh tương đương với phổi. Hình phải biểu thị cơ hoành hướng xuống dưới, dung tích khuôn ngực nở ra, phổi theo đó mà giãn ra. Hình bên trái biểu thị cơ hoành hướng lên trên, dung tích khuôn ngực thu nhỏ, phổi cũng thu nhỏ. Có điều, khi dung tích khuôn ngực thay đổi, xương sườn và cơ gian sườn cũng có tác dụng rất lớn, chẳng giống với cái bình thủy tinh lớn kia, chẳng động đậy tí nào cả. Chỉ khi phổi nở ra, khí áp ở bên trong mới hạ xuống, không khí bên ngoài cơ thể mới có thể tràn vào phổi; khi phổi thu nhỏ lại, khí áp bên trong tăng cao, một phần thể khí trong phổi mới có thể thải ra ngoài cơ thể. quy luật nở ra và co lại của khuôn ngực được gọi là vận động hô hấp. Khi phổi trao đổi khí chính là thông qua vận động hô hấp để thực hiện. Nếu dùng một thước da để đo sự thay đổi vòng ngực khi hít và thở, bạn sẽ hiểu thêm sự quan hệ mật thiết giữa sự trao đổi của phổi với việc nở ra và co lại của khuôn ngực.
Thí nghiệm chứng minh dung tích của khuôn ngực nở ra
Hình trái: dung tích khuôn ngực co lại, phổi cũng thu hẹp. Hình phải: dung tích khuôn ngực nở ra, phổi cũng nở.