Kích cỡ một nguyên tử là bằng nào?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 1 – Arkady Leokum
Nên nói trước: tất cả những hiểu biết của ta hôm nay về nguyên tử có thể bị thay đổi vào ngày mai. Bởi vì trong khoa học thường xuyên phát hiện ra những điều mới lạ về nguyên tử, nhất là từ khi có máy “nghiền” nguyên tử ra đời.
Atom – nguyên tử – tiếng Hy Lạp có nghĩa là nhỏ quá đến nỗi không phân chia ra được nữa. Người Hy Lạp cho rằng nguyên tử là hạt nhỏ nhất của bất kỳ chất nào.
Ngày nay, chỉ mới tìm trong nhân của một nguyên tử, người ta đã phân định được trên hai chục loại hạt khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng hạt nguyên tử chỉ được tạo nên bởi những hạt điện tử (electron), dương điện tử (proton), trung hòa tử (neutron), positron, neutrino, meson và hyperon. Electron là hạt mang điện âm. Hạt proton nặng gấp 1,386 lần hạt electron và mang điện tích dương. Hạt neutron nặng hơn nữa và không mang điện tích nào. Hạt positron kích cỡ cũng bằng hạt elec- tron và mang điện tích dương. Hạt neutrino kích cỡ bằng 1/1000 hạt electron và không mang điện tích. Hạt meson hoặc mang điện tích dương hoặc mang điện tích âm. Hạt hyperon lớn hơn hạt proton.
Bằng cách nào các hạt này dính với nhau? đó vẫn là còn là điều bí mật ngay cả với cả các nhà khoa học. Nhưng các hạt này đã tạo thành các nguyên tố và các nguyên tố đều khác nhau. Sự khác nhau đầu tiên là ở trọng lượng. Vì vậy các nguyên tố được sắp hạng theo trọng lượng, chẳng hạn nếu lấy trọng lượng của một nguyên tử hydro làm đơn vị (“1”) thì trọng lượng của một nguyên tử sắt là 55, tức là một nguyên tử sắt nặng gấp 55 lần nguyên tử hydro.
Nhưng trọng lượng này là quá, quá nhỏ. Một nguyên tử hydro chỉ cân nặng có một phần triệu, triệu, triệu gram. để có khái niệm về một nguyên tử nhỏ như thế nào, ta xem một gram hydro có bao nhiêu nguyên tử. Câu trả lời là con số 6 kèm theo hai mươi ba con số không (zéro). Nếu cứ lấy một giây đồng hồ ta đếm được một nguyên tử thì ta phải để ra một khoảng thời gian là 10 ngàn triệu triệu năm mới đếm hết được số nguyên tử trong một gram hydro.