Kiến thức về góc, số đo góc, cách vẽ góc – Giỏi toán lớp 6
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Trong hình học Toán lớp 6, các bạn học sinh sẽ được làm quen với khái niệm góc. Góc là gì? Số đo góc là gì? Cách vẽ góc thế nào cho chuẩn? Đây là các kiến thức cơ bản các bạn học sinh cần phải nắm vững. Trong bài viết hôm nay, Vietlearn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tất tần tật các phần kiến thức về góc:
Góc
Khái niệm
Góc được tạo bởi hai tia chung gốc. Trong đó:
Gốc chung là đỉnh của góc.
Hai cạnh của góc được tạo bởi hai tia.
Ví dụ minh họa:
Hình 1 là góc AOB trong. Góc AOB được tạo nên bởi hai tia OA và OB. Hai tia cung gốc O.
Hình 1
Lưu ý: Góc có hai tia đối nhau gọi là góc bẹt.
Điểm nằm trong góc
Trong hình 2 ta có: góc xOy. Điểm M là điểm nằm giữa góc xOy.
M nằm giữa góc xOy khi OM nằm trong góc xOy hay OM nằm giữa Ox và Oy.
Hình 2
Số đo góc
Cách đo góc
Dụng cụ: thước đo góc
Cách đo:
Bước 1: Đặt tâm thước đo góc trùng với gốc của góc. Một cạnh của góc trùng với đường 0 độ của thước đo góc.
Bước 2: Quan sát xem cạnh thứ 2 của góc trùng với cạnh số đo nào của thước đo độ.
Ví dụ: Đo độ dài góc xOy.
Ta đặt tâm của thước đo độ trùng với điểm O, Oy trùng với điểm 0 độ trên thước như hình 3. Quan sát ta thấy tia Ox trùng với 142 trên thước đo. Như vậy, số đo của góc xOy là 142 độ.
Hình 3
So sánh hai góc
Hai góc có số đo bằng nhau thì hai góc bằng nhau.
Góc a lớn hơn góc b khi số đo góc a > góc b.
Góc a nhỏ hơn góc b khi số đo góc a < góc b.
Lưu ý: Số đo của góc là số dương, luôn lớn hơn 0.
Góc tù, góc nhọn, góc vuông
Các loại góc:
Góc vuông bằng 90 độ. Hai tia tạo nên góc vuông góc với nhau.
Góc nhọn nhỏ hơn 90 độ.
Góc tù lớn hơn 90 độ.
Góc bẹt bằng 180 độ.
Hình ảnh minh họa
Xem ngay: Học Toán 6 cùng Vietlearn: Kiến thức về nửa mặt phẳng
Cách vẽ góc
Ví dụ: Cho tia AB, vẽ góc BAC = m độ ( 0< m < 180)
Ta đặt thước đo góc sao cho: tâm thước trùng với điểm A của tia AB. Tia AB đi qua vạch 0 độ.
Kẻ tia AC qua tia m độ của thước.
Lưu ý: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ AB ta chỉ vẽ được một tia AC để BAC = m độ.
Tia nằm giữa hai tia
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz khi:
Ox, Oy, Oz đều thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox.
Góc xOy nhỏ hơn góc xOz.
Hình ảnh minh họa
Khi nào góc xOy + góc yOZ = góc xOz?
góc xOy + góc yOz = góc xOz khi Oy nằm giữa Ox và Oz
Oy nằm giữa Ox và Oz => xOy + yOz = xOz
Góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau
Kiến thức về góc
Hai góc kề nhau là hai góc chứa:
Một cạnh chung.
Hai cạnh nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chung cạnh.
Hai góc phụ nhau có tổng số đo là 90 độ.
Hai góc bù nhau có tổng số đo là 180 độ.
Lưu ý:
Hai góc kề bù là góc vừa kề nhau vừa phụ nhau. Hai góc kề bù có tổng số đo là 180 độ.
Hai góc cùng phụ hoặc cùng bù với một góc thứ 3 thì bằng nhau.
Học tốt lớp 6
Bí quyết chọn lớp học bổ trợ cho con
Hiện nay, nhu cầu học tập của các bạn học sinh rất lớn. Rất nhiều các bạc phụ huynh mong muốn đầu tư cho con em mình tham gia vào các lớp học bổ trợ. Cầu tăng dẫn đến cung tăng. Số lượng các trung tâm, các lớp học bổ trợ mọc lên như nấm. Trung tâm, lớp học uy tín, chất lượng có. Trung tâm, lớp học lừa đảo cũng có. Để tránh các bậc phụ huynh và các em học sinh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo “tiền mất, tật mang”. Bỏ tiền đầu tư cho con em học nhưng không đạt được mong muốn. Vietlearn mách cho các vị phụ huynh và các em học sinh bí quyết chọn lớp học bổ trợ chất lượng.
Xác định mong muốn
Trước tiên, các bậc phụ huynh cần xác định rõ nhu cầu của con em mình. Con mong muốn tham gia lớp học bổ trợ như thế nào: mục đích, môn gì, cấp độ, thời gian,… Những thông tin này là cơ sở để lựa chọn trung tâm, lớp học bổ trợ cho con. Bố mẹ có thể tìm hiểu các trung tâm, lớp học bổ trợ thông qua các phụ huynh khác hoặc trên mạng xã hội, google.
Tìm hiểu chi tiết về trung tâm
Bố mẹ nên cùng con liệt kê ra một danh sách các trung tâm đã đáp ứng được các nhu cầu con và bố mẹ mong muốn. Sau đó, thông qua mạng xã hội, trang website chính của trung tâm, lớp học đó tìm hiểu chi tiết về khóa học. Một số yếu tố bố mẹ cần lưu ý:
Nội dung giảng dạy
Đội ngũ chuyên môn, thầy cô giáo.
Học phí.
Thời gian khóa học
…
Vietlearn khuyên bố mẹ nên lựa chọn các trung tâm có địa chỉ rõ ràng về hệ thống các cơ sở chi nhánh. Một trung tâm chất lượng trước hết cần có yếu tố minh bạch trong thông tin liên lạc, địa điểm giảng dạy. Nếu có thể, bố mẹ hãy đến trực tiếp trung tâm để nghe tư vấn và đánh giá chất lượng của trung tâm.
Xem review, feedback
Đừng quen xem các đánh giá, review, feedback của các bạn học sinh, các bậc phụ huynh đã từng trải nghiệm nhé. Đây là những thông tin rất hữu ích và cần thiết. Các trung tâm có thể tự quảng cáo, tự nâng cao mình. Nhưng các bạn học sinh, phụ huynh đã từng tham gia khóa học sẽ không tự nâng trung tâm nên nếu nó không thực sự tốt. Chỉ tại những review, feedback này những điều thầm kín mà chỉ khi đã tham gia chúng ta mới biết mới được công bố. Sẽ rất tốt nếu chúng ta đã có người thân từng tham gia khóa học trước đó.
Tuy nhiên, các thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Các em học sinh và các phụ huynh hãy dựa vào thực tế đánh giá của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình nhé. Một lớp bổ trợ chất lượng sẽ giúp các em bật xa, bật nhanh trong học tập.
Lời kết
Trên là tất tần tật các kiến thức về góc như: cách vẽ,… Vietlearn hy vọng với bài viết kiến thức về góc này sẽ giúp các bạn học sinh có thể làm tốt các bài về góc. Hãy liên hệ ngay với Vietlearn để được giải đáp các thắc mắc. Vietlearn luôn đồng hành cùng các bạn học sinh trên chặng đường chinh phục tri thức. Tham khảo khóa học K12 của Vietlearn với các môn Toán, Lý, Anh,… dành cho các bạn học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.
Học Toán 6 cùng Vietlearn: Lý thuyết và bài tập về tia
Cách đo và so sánh độ dài đoạn thẳng – Học tốt toán 6
Ki