Kiến thức về lũy thừa của một số hữu tỉ – Toán 7

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Ở bài trước Vietlearn đã cùng bạn tìm hiểu các kiến thức về số hữu tỉ, phép cộng, trừ, nhân, chia. Với bài viết này, Vietlearn sẽ cùng bạn tìm hiểu lũy thừa của một số hữu tỉ. Lũy thừa của một số hữu tỉ là gì? Tích của lũy thừa, thương của lũy tính như thế nào? Lũy thừa của lũy thừa có khó không? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây:

Kiến thức cơ bản

Lũy thừa của số mũ tự nhiên

Ta có số hữu tỉ x, lũy thừa bậc n. Kí hiệu x^n (n là số tự nhiên, n > 1).

Lũy thừa bậc n của số hữu tỉ x tức là tích của n thừa số x.

x^n = x…x ( x thuộc Q, n thuộc N, n > 1)

Ví dụ: 5^3 = 5 x 5 x 5 ; 2^8 = 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2

Ta có số hữu tỉ x = a/b thì lũy thừa bậc n của x là (a/b)^n = a^n / b^n

Ví dụ: (1/2)^2 = 1^2 / 2^2 ; (3/4)^4 = 3^4/ 4^4

Xem ngay: Học Toán 7 cùng Vietlearn: Phép nhân, chia số hữu tỉ

Tích của hai lũy thừa cùng cơ số

Ta có lũy thừa của hai số hữu tỉ là x^m và x^n (trong đó x thuộc Q, m và n thuộc N)

Tích của 2 số hữu tỉ trên là x^m . x^n = x^(m + n)

Kết luận: Tích của lũy thừa cùng cơ số của số hữu tỉ bằng tổng của các lũy thừa.

Ví dụ: 2^3 x 2^4 = 2^(3+4) = 2^7

5^3 x 5^12 = 5^(3 +12) = 5^15

Thương của hai lũy thừa cùng cơ số

Ta có lũy thừa của hai số hữu tỉ là x^m và x^n (trong đó x thuộc Q, m và n thuộc N)

Thương của 2 số hữu tỉ trên là x^m . x^n = x^(m – n) ( x khác 0, m > hoặc = n)

Kết luận: Thương của lũy thừa cùng cơ số của số hữu tỉ bằng hiệu của các lũy thừa.

Ví dụ: 6^3 : 6^2 = 6^(3-2) = 6^1

8^8 : 8^5 = 8^(8 – 5) = 8^3

Lũy thừa của lũy thừa

Lũy thừa của lũy thừa là (x^m)^n = x^(m x n)

Kết luận: Khi xuất hiện lũy thừa của lũy thừa của số hữu tỉ ta thực hiện nhân hai lũy thừa của số đó.

Ví dụ: (2^3)^2 = 2^(3 x 2) = 2^6

(8^7)^6 = 8^(7 x 6) = 8^42

Bài tập vận dụng

Trắc nghiệm

Bài 1: Kết quả đúng của (2/3)^3 bằng:

A. 8/9

B. 8/27

C. 4/9

D. 4/27

Lời giải: (2/3)^3 = 2^3 / 3^3 = 8/27

Bài 2: Kết quả đúng của phép tính (1/7)^2 x 7^2 bằng:

A. 7

B. 1/7

C. 1/49

D. 1

Lời giải: D

Bài 3: Số x^12 (với x ≠0) không bằng số nào sau đây?

A. x^18 : x^16

B. x^4 . x^8

C. x^2 . x^6

D. (x^3)^4

Lời giải: Ta có: x^18 : x^16 = x^ (18-16) = x^2 (x ≠0) nên A đúng

x^8 . x^4 = x^ (8+4) = x^12 nên B đúng

(x^3)^4 = x^ (3.4) = x^12 nên D đúng

=> Đáp án C sai

Bài 4: Số 224 viết dưới dạng lũy thừa với số mũ bằng 8 là

A. 8^8

B. 9^8

C. 6^8

D. Đáp án khác

Lời giải:

Ta có: 2^24 = 2^ (3.8) = (2^3)^8 = 8^8

Chọn đáp án A.

Bài 5: Đáp án nào không đúng:

A. (-2019)^0 = 1

B. (0.5) x (0.5)^2 = 1/4

C. 4^6 : 4^4 = 16

D. (-3)^3 x (-3)^2 = (-3)^5

Lời giải:

4^6 : 4^4 = 4^ (6 – 4) = 4^2 = 16 nên C đúng

(-3)^3 . (-3)^2 = (-3)^(3+2) = (-3)^5 nên D đúng

=> Đáp án B sai.

Tự luận

Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau:

Lời giải:

Bài 2: Có các số tự nhiên n sao cho: 2.32 ≥ 2n > 8

Lời giải:

Điều cần nhớ khi làm bài toán lũy thừa

Lũy thừa là phần kiến thức mới. Các dạng bài về lũy thừa rất đa dạng. Để làm tốt các dạng bài về lũy thừa của một số hữu tỉ các bạn học sinh cần nhớ những chú ý sau:

Chú ý điều kiện của bài toán cho sẵn như: lớn hơn, nhỏ hơn, trong khoảng,… Đáp án cuối cùng cần thỏa mãn các điều kiện này.

Chú ý đến các điều kiện bắt buộc của phân số: mẫu số phải khác 0, tử số thuộc Z,… Không thỏa mãn các điều kiện này tức phân số không tồn tại.

Khi mới làm quen với lũy thừa rất dễ nhầm lẫn công thức cộng, trừ, nhân, chia ở số mũ. Các bạn cần nắm chắc các công thức để tránh sai kết quả.

Hãy luyện tập tư duy tính nhanh bằng cách tách các số tìm thừa số chung.

Học tốt lớp 7

Bí mật Toán học

Tăng thuê bao điện thoại khi tăng số điện thoại từ 7 con số lên 8 con số

Theo bạn, khi tăng số các số trong số điện thoại có khiến số người dùng, số thuê bao điện thoai tăng lên hay không? Câu trả lời là có. Bạn có biết vì sao không? Nếu không biết hãy cùng Vietlearn lý giải ngay sau đây:

Lý giải

Số điện thoại bao gồm 8 chữ số có thể là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Số đầu tiên của số điện thoại sẽ không thể là con số 0. Vì vậy, vị trí thứ nhất chúng ta có 9 sự lựa chọn khác nhau từ 1 đến 9. Từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 8, chúng ta sẽ có 10 sự lựa chọn khác nhau mà không cần quan tâm có phải là số 0 hay không. 7 vị trí này có thể điền các số từ 0 đến 9 có thể lặp lại. Chúng ta sẽ đi tính xem 8 vị trí chúng ta có bao nhiêu lựa chọn.

Vị trí thứ nhất có 9 lựa chọn. Vị trí thứ 2 đến thứ 8 có 10 lựa chọn. Ta có phép toán:

9 x 10 x 10 x 10 x 10 x 10 x 10 x 10 = 9 x 10^7 số thuê bao

Tương tự như trên, với số điện thoại có 7 số ta có 9 x 10^6 số thuê bao.

Như vậy, khi tăng số điện thoại từ 7 chữ số lên 8 chữ số, ta sẽ tăng được 9 x 10^7 – 9 x 10^6 = 81.000.000 số thuê bao.

Tương ứng với 81 triệu thuê bao sẽ là 81 khách hàng.

Thực tế có thực sự tăng lên 81 triệu thuê bao?

Trên cơ sở tính toán thì đúng là như vậy, nhưng thực tế điều này không hẳn chính xác. Số thuê bao có tăng những không tới 81 triệu vì: có những số điện thoại đặc biệt dùng cho mục đích đặc biệt như: số điện thoại của công an 113 , số điện thoại cứu hỏa 114,…

Những số điện thoại kiểu này không nhiều. Mặc dù chỉ dùng có 3 con số nhưng những số điện thoại khác bắt đầu bằng những con số này cũng không sử dụng được. Lấy ví dụ số 110.

Khi số điện thoại là 7 chữ số, những số điện thoại bắt đầu bằng 110 sẽ có 10 x 10 x 10 x 10 = 10.000 vì con số 110 đặc biệt này mà không sử dụng được. Khi số điện thoại tăng lên làm 8 con số thì sẽ có 10 x 10 x 10 x 10 x 10=100.000 số điện thoại bắt đầu bằng số 110 không sử dụng được vì cùng một nguyên nhân như trên.

Lời kết

Trên là tổng hợp kiến thức về lũy thừa của một số mà Vietlearn muốn gửi đến các bạn học sinh. Vietlearn mong rằng những thông tin này hữu ích và hỗ trợ cho quá trình học tập của các bạn. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Vietlearn để được tư vấn. Nếu bạn muốn trau dồi thêm kiến thức về Toán học, Hóa học, Anh ngữ, Vật Lý tham khảo ngay khóa học trực tuyến K12 của Vietlearn. Khóa học dành cho các bạn học sinh từ lóp 1 đến lớp 12. Vietlearn gia sư trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Vietlearn tự tin giúp bạn học tập hiệu quả hơn, nâng cao điểm số trong thời gian ngắn.

Kiến thức về Tập hợp Q các số hữu tỉ – Giỏi toán lớp 7

Lý thuyết và Bài tập cộng trừ số hữu tỉ – Giỏi toán