Kva là gì? Quy đổi từ Kva sang KW như thế nào?
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Khi mua máy biến áp, máy phát điện hay một số thiết bị điện; người ta thường thấy có đại lượng Kva trong thông số kỹ thuật, chứ không phải là kW hay W. Nhưng không phải ai cũng biết Kva là gì và nó có mối liên quan gì với đơn vị kW không, có thể quy đổi từ Kva sang kW không?. Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Đơn vị Kva là gì?
Trong mạch điện xoay chiều, Kva là tên viết tắt của từ Kilo Volt Ampere; là đơn vị tính công suất biểu kiến hay còn gọi là công suất toàn phần của máy. Thông thường, đơn vị Kva thường được sử dụng cho các loại máy phát điện.
Trong mạch điện một chiều, VA tương đương với Watt. Nhưng trong dòng điện xoay chiều, VA thường được sử dụng để tính công suất biểu kiến còn Watt được sử dụng để tính công suất thực. Công suất biểu kiến thường lớn hơn công suất thực bởi nó bao gồm cả công suất thực kW và công suất phản kháng kVar.
Thông thường trên thực tế thì người ta chỉ quan tâm đến công suất thực kW, là năng lượng hữu ích chuyển đổi trực tiếp sang cơ năng, nhiệt năng.
Mối quan hệ và cách quy đổi giữa 2 đơn vị Kva và KW
Trước khi tìm hiểu về mối quan hệ và cách quy đổi giữa 2 đơn vị này thì bạn cần biết Kva là gì và KW là gì?. Ở phần trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu Kva là gì?. Vậy còn kW, bạn đã hiểu gì về đơn vị này chưa. Đây là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt. Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. Công suất P tại thời điểm t được tính theo công thức P(t) = U(t).I(t), trong đó U(t), I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t khi chúng không lệch pha.
Để đổi từ Kva sang kW của một máy bất kỳ thì bạn phải biết hệ số công suất cos(phi). Công thức tính công suất máy biến áp là: P=U.I.cos phi.
Trong đó: P là công suất (đơn vị: VA)
U là hiệu điện thế (đơn vị: V)
I là cường độ dòng điện (đơn vị: A)
Phi là góc lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện áp qua thiết bị tiêu thụ điện.
Trên thực tế, đa số motor có cos phi=0,8; động cơ công suất 1 Kva tiêu thụ 0,8kW điện thực. Và ta rút ra mối quan hệ giữa công suất thực kW và công suất biểu kiến Kva là: Kw = KVA x Cos (Ø). Cos phi = 0,2 – 0,8 nên 1 Kva = 0,2 – 0,8 Kw (tùy hệ số máy mà nhà sản xuất quy định).
=> 1kW = 1kVA . 0,8 hay 1 kVA = 1 kW / 0,8
Trên đây là một số thông tin về đơn vị Kva mà chúng tôi muốn truyền tải tới bạn đọc, hy vọng với những thông tin này; bạn có thể hiểu rõ về đơn vị đo công suất biểu kiến Kva, lựa chọn thiết bị phù hợp để sử dụng, tránh lãng phí điện năng.