Làm thế nào mà các cửa hiệu có thể khống chế chất lượng hàng hoá nhập?
Khi đi mua hàng người ta hy vọng mua được hàng hoá chất lượng tốt nên khi chọn hàng, nói chung họ phải đọc kĩ giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá. Về mặt cửa hàng, nhằm giữ gìn uy tín của khách hàng với cửa hàng, trước khi nhập hàng chủ cửa hiệu cũng phải kiểm tra cẩn thận chất lượng hàng hoá nhập. Làm thế nào mà cửa hàng có thể nắm chắc được chất lượng hàng hoá nhập?
Trên thực tế, trước khi cửa hiệu nhập hàng họ cũng phải đọc kĩ các chứng chỉ chất lượng thương phẩm, đồng thời phải kiểm tra chất lượng thực của thương phẩm. Chúng tôi xin nêu ra một ví dụ để thuyết minh cửa hiệu kiểm tra chất lượng hàng hoá bằng cách nào?
Giả sử cửa hàng nhận tiêu thụ sản phẩm bóng đèn cho một nhà máy nào đó. Nhà máy cung cấp chứng chỉ chất lượng ghi tuổi thọ bóng đèn không ít hơn 2000 giờ cho phép sai 200 giờ. Chủ hiệu muốn biết thực sự bóng đèn có phù hợp với chứng chỉ chất lượng hay không, liền chọn lấy 10 bóng đèn để kiểm tra. Việc đo tuổi thọ của bóng đèn được thể hiện trên bảng số liệu sau (đơn vị: giờ). 2250, 1580, 1790, 3020, 1850, 2360, 1430, 2050, 1960, 1690.
Tính ra tuổi thọ trung bình của 10 bóng đèn là 1998 giờ nhỏ hơn 2000 giờ. Liệu có phải tuổi thọ bóng đèn không phù hợp với chứng chỉ chất lượng của nhà máy không? Và cửa hàng không nên nhận lô hàng này không?
Không phải vậy, giấy chứng chỉ chất lượng của nhà máy là chỉ tuổi thọ trung bình của bóng đèn không ít hơn 2000 giờ là cho toàn lô bóng đèn của nhà máy. Khi tiến hành kiểm tra chỉ lấy 10 bóng đèn để kiểm tra, các kết quả kiểm tra tất nhiên có tính ngẫu nhiên và không hoàn toàn đại diện cho bóng đèn của nhà máy. Giả sử nếu sự thực bóng đèn của nhà máy có thể lớn hơn 2000 giờ. Nếu như chủ cửa hàng vì tuổi thọ trung bình của 10 bóng đèn nhỏ hơn 2000 giờ mà không nhập hàng thì có thể sẽ mắc phải sai lầm. Vì tuổi thọ của bóng đèn là không giống nhau, khi kiểm tra hàng mẫu cũng mang tính ngẫu nhiên, vì thế không thể tránh khỏi sai sót. Cả hai phía nhà máy và cửa hiệu đều mong muốn khả năng phạm phải sai lầm loại này là nhỏ nhất, và khống chế loại sai lầm này không quá 10%. Muốn làm được việc đó phải dùng phương pháp thống kê.
Theo các kinh nghiệm trong quá khứ, đại đa số lô bóng đèn có tuổi thọ tiếp cận với tuổi thọ trung bình, các bóng đèn có tuổi thọ khác với tuổi thọ trung bình là rất ít. Theo ngôn ngữ thống kê tuổi thọ của bóng đèn tuân theo luật phân bố chuẩn. Vì vậy nếu đứng về phía nhà máy thì việc lấy 10 bóng đèn để kiểm tra, tuổi thọ trung bình của chúng phải tiếp cận tuổi thọ trung bình là 2000 giờ. Theo kết quả tính toán, tuổi thọ trung bình của các bóng đèn nhỏ hơn 1919 giờ có khả năng không quá 10%. Nếu kết quả kiểm tra nhỏ hơn 1919 giờ, cửa hiệu sẽ đánh giá là lô hàng không đủ tiêu chuẩn và không nhận lô hàng. Khi đó sai lầm loại bỏ sự thật bảo đảm không quá 10%. Hiện tại kết quả kiểm tra cho thấy tuổi thọ trung bình của bóng đèn là 1998 giờ vì vậy cửa hàng sẽ không cự tuyệt việc nhận lô hàng.
Đương nhiên ngoài nguy cơ loại bỏ cái tốt còn đề phòng việc nhận nhầm cái xấu. Việc nhận nhầm là chỉ việc nhận nhầm phải sản phẩm kém chất lượng, nhận sản phẩm không hợp cách do kết quả kiểm tra nhầm, sản phẩm xấu lại trở thành tốt. Trong kiểm tra sản phẩm cũng không loại bỏ được hoàn toàn sai lầm kiểm tra nhầm mà chỉ có thể khống chế để sai lầm có thể bị hạn chế trong một giới hạn nào đó.
Từ khoá: Độ lệch chuẩn; Loại bỏ cái thật; Nhận nhầm.