Leader là gì? 5 yếu tố để trở thành một leader giỏi

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Leaders là gì? Là một người chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ cấu tổ chức của một phòng ban, đội nhóm của các công ty doanh nghiệp. Nếu như bạn chưa hiểu rõ về vị trí, vai trò cũng như công việc của một leader thì đừng bỏ lỡ các thông tin có trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org!

Leader là gì?

Leaders hay leader là một từ tiếng anh, khi dịch sang tiếng việt có nghĩa là trưởng nhóm, lãnh đạo hay là người chỉ huy. Leader thường là người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Ngoài ra, leader là người xác lập phương hướng, đưa ra các kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể.

Khái niệm leader có nghĩa là gì được hiểu một cách đơn giản nhất là người đứng đầu của một phòng ban, nhóm của công ty, doanh nghiệp. Leader khác với manager ở nhiều điểm, manager dựa vào mệnh lệnh và kiểm soát còn người quản lý leader lại là nguồn cảm hứng cho tập thể.

Leader là làm gì?

Leader đảm nhận nhiều công việc khác nhau, tùy thuộc vào từng vị trí công việc, cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp. Tựu chung, leader sẽ thực hiện các công việc sau:

Đào tạo các kỹ năng còn thiếu cho đội ngũ nhân viên

Phân công việc cho từng thành viên trong nhóm, phòng ban.

Đưa ra các kế hoạch phát triển của phòng ban, của ban cấp quản lý đối với từng cá nhân.

Giám sát, kiểm soát, quản lý công việc của từng thành viên để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã được đề ra trước đó.

Đề xuất, đưa ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế khi triển khai các dự án, kế hoạch của doanh nghiệp.

…..

5 yếu tố để trở thành một leader giỏi

Để trở thành một leader “thực thụ”, giỏi không nhất thiết bạn phải quá thông minh hoặc cần phải có quá nhiều kiến thức chuyên môn sâu rộng nhưng cần phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn sau, đó là:

Có chiến lược, kế hoạch rõ ràng

Trong kinh doanh, yếu tố này giữ vai trò quan trọng. Để có một cái nhìn sâu rộng về kế hoạch phát triển hoạt động hội nhóm, các leader phải phát huy tốt tối đa các thế mạnh của thân, của từng thành viên. Từ đó, phối hợp và điều chỉnh sau cho phù hợp với tình hình thực tế. Bạn có thể tiến hành phân tích, đưa ra các đánh giá năng lực mọi thành viên trong nhóm để vạch ra kế hoạch phù hợp.

Biết cách truyền cảm hứng cho thành viên trong nhóm

Khi leader có các kế hoạch phát triển rõ ràng thì cần phải tích cực động viên tinh thần và truyền đạt cảm hứng đến từng thành viên. Nhằm giúp các thành viên trong nhóm có thêm “năng lượng” để hoàn thành tốt công việc được giao.

Nếu các thành viên trong nhóm đạt được những thành công nhất định thì quản lý nên khen thưởng họ để giúp họ có thêm tinh thần, động lực phấn đấu trong công việc.

Biết quản lý, phân công công việc

Một leader giỏi phải biết cách quản lý mọi đầu mục công việc do cấp trên giao phó và phải biết cách phân công cho các thành viên cùng thực hiện. Đặc biệt, trưởng nhóm cần phải có kế hoạch theo dõi, giám sát quá trình làm việc của nhân viên để có các biện pháp khắc phục kịp thời khi dự án gặp vấn đề.

Tùy thuộc vào mức độ ưu tiên công việc mà bạn cần phải có một bản kế hoạch phân công rõ ràng và công bằng. Điều này sẽ giúp mọi thành viên, cộng sự của bạn cảm thấy hài lòng và không làm mối quan hệ giữa các thành viên rạn nứt.

Biết đào tạo và huấn luyện thành viên

Là một leader “thực thụ” thì bạn cần phải có khả năng huấn luyện và đào tạo các thành viên trong nhóm. Nếu thành viên nào yếu kém thì bạn cần phải coaching trực tiếp, cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn mà họ chưa từng biết. Nhớ đó công việc của cả team sẽ được đảm bảo.

Biết tự kiểm điểm và chịu trách nhiệm về bản thân

Có rất ít leader làm được điều này, chuyên “phủi” mọi trách nhiệm cho nhân viên khi dự án gặp vấn đề khi triển khai. Một leader “thực thụ” cần phải tự nhận trách nhiệm về bản thân trước tiên khi dự án gặp vấn đề, không nên đổ lỗi cho bất kỳ lý do nào khác. Bởi trưởng nhóm là người quản lý, là người có quyền lực cao nhất và phải là người chịu trách nhiệm cho công việc của nhóm. Dù dự án có thành công hay thất bạn thì lỗi đầu tiên luôn thuộc về leader.

Mức lương của 1 leader là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của một leader hiện nay sẽ từ 12 – 15 triệu đồng chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác như bảo hiểm, KPI dự án, phụ phí công tác,….Tùy thuộc vào từng vị trí, ngành nghề công việc mà mức lương hàng tháng của trưởng nhóm sẽ khác nhau. Tổng thu nhập của leaders có thể lên tới 20 – 30 triệu đồng, thậm chí là nhiều hơn nếu như bạn làm cho các công ty nước ngoài hay các dự án bất động sản, kinh doanh.

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm leaders là gì. Nếu như bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí leader thì hãy trau dồi các kỹ năng cần thiết về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng mềm để có một vị trí và mức lương “vạn người muốn”!