Lịch đã được bắt đầu như thế nào?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 1 – Arkady Leokum
Khi những người cổ xưa bắt đầu định canh, định cư, họ nhận ra rằng: thời gian thích hợp cho việc gieo trồng thì tương đối đều đặn trong từng năm. Họ cố gắng lưu ý xem có bao nhiêu ngày giữa hai khoảng thời gian thích hợp cho việc trồng cây. Có thể coi đó như một nỗ lực để tính khoảng thời gian của một năm.
Những người Ai Cập là những người đầu tiên đã tính được khoảng thời gian một cách rất chính xác. Họ biết rằng thời gian thích hợp nhất cho việc gieo trồng trong năm là kể từ lúc nước sông Nil dâng lên. Quan sát kỹ, các giáo sĩ Ai Cập để ý thấy rằng từ nước sông Nil dâng lên năm nay đến lúc nước sông Nil dâng lên năm sau có tất cả là 12 lần trăng tròn. Họ gọi đó là 12 tháng (tiếng Anh là moon: mặt trăng – month: tháng).
Nhưng như vậy vẫn chưa đủ chính xác. Cũng vẫn các giáo sĩ Ai Cập cổ để ý thấy rằng hàng năm, ngay trước khi nước sông Nil dâng lên thì có một ngôi sao thật sáng xuất hiện. Từ ngày đầu tiên sao xuất hiện năm này và ngày đầu tiên năm sau, họ đếm được 365 ngày. Vậy là cách nay khoảng 600 năm người Ai Cập đã biết được một năm có 365 ngày. Trước niên đại này chắc có lẽ chưa ai biết điều ấy. Người Ai Cập chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, năm ngày còn dư tính vào tháng cuối cùng trong năm. Cuốn lịch đầu tiên đã được hình thành như vậy đó.
Lịch không chỉ căn cứ trên trăng tròn, trăng khuyết mà còn căn cứ trên số ngày (365 1/4) là thời gian trái đất xoay đủ một vòng quanh mặt trời. Lịch này gọi là “dương lịch” (solar calendar) để phân biệt với “âm lịch” là lịch căn cứ vào mặt trăng. Cái số dư 1/4 ngày càng lúc càng rắc rối. Sau cùng Hoàng đế La Mã là Julius Caesar quyết định giải quyết một lần cho xong. để “bù” lại mấy cái thời gian lụn vụn 1/4 ngày tồn đọng từ hồi nào tới giờ, ông ra lệnh năm 46 trước
Công nguyên là 445 ngày, từ đó về sau mỗi năm chỉ có 365 ngày trừ năm thứ bốn của chu kỳ bốn năm. Năm cuối của chu kỳ này sẽ là 366 ngày để gom thời gian “dư” lụn vụn 1/4 của ba năm kia.
Nhưng rồi người ta phát hiện ra rằng ngày lễ Phục Sinh và nhiều ngày lễ thánh khác không đúng theo các mùa. Quá nhiều “ngoại lệ” chồng chất. Bởi vậy, năm 1582 giáo hoàng Gregory XIII quyết định phải làm một cái gì đó cho bớt rắc rối. Ông ra lệnh xén bớt 10 ngày của năm 1582. Và để cho từ đó về sau lịch đi đúng ngày thì năm thường có 365 ngày và năm “nhuần” có 366 ngày. Và tháng 2 của năm nhuần sẽ có 29 ngày. Vậy năm nào là năm nhuần? đó là những năm có tổng hai chữ số của năm chia đúng cho 4. Thí dụ 1764, 1828, 1980 hoặc năm có hai số cuối là 0 và 2 con số đứng trước chúng chia đúng cho 4. Thí dụ: 1600, 2000, 2400 trừ những năm 1700, 1800, 1900.
Lịch này gọi là lịch Gregory được cả thế giới theo trong những việc thông thường. Nhiếu quốc gia vẫn theo hai thứ lịch: dương và âm lịch hoặc dương lịch và lịch tôn giáo vì những mục đích tôn giáo hay lịch phong tục.