Liên kết cộng hóa trị là gì – Tìm lời giải đáp chi tiết

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hóa học 10 mang đến cho các em nhiều kiến thức cơ bản làm nền tảng cho những bài học sau. Ở những bài học đầu tiên về liên kết hóa học, các em sẽ được học về liên kết cộng hóa trị. Vậy liên kết cộng hóa trị là gì và có những lưu ý gì khi học bài này, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Khái niệm liên kết cộng hóa trị trong hóa học lớp 10

Liên kết cộng hóa trị là gì?

Trong các loại liên kết hóa học, liên kết cộng hóa trị mà một liên kết hóa học phổ biến. Nó được xem là một trong những loại liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử phi kim có giá trị điện mang giá trị âm tương tự hoặc tương đối gần nhau.

Định nghĩa liên kết cộng hóa trị

Xét về lịch sử, liên kết cộng hóa trị được ra đời năm 1939. Đây là năm thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên. Tuy nhiên, Irving Langmuir đã đưa thuật ngữ này vào năm 1919 với mục đích mô tả các cặp electron được chia sẻ bởi các nguyên tử lân cận. Đến ngày nay, liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử hoặc ion có các cặp electron được chia sẻ với nhau. Như vậy, thuật ngữ liên kết cộng hóa trị là gì từ khi mới ra đời cho đến bây giờ, đều được giới khoa học hiểu đồng nhất nhau.

Tìm hiểu thêm về khái niệm hóa trị: Hóa trị và số oxi hóa – Kiến thức tổng quan cần nắm rõ

So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị

Ôn tập lại về khái niệm liên kết Ion tại: Liên kết ion – tinh thể ion: Học tốt hóa 10 cùng Vietlearn

Trước tiên, chúng ta sẽ nhìn điểm giống nhau giữa hai liên kết này. Có thể thấy, đây đều là liên kết nguyên tử. Song, bản chất lại hoàn toàn khác nhau về tính chất và cấu trúc. Liên kết giữa hai ion gọi là liên kết ion còn liên kết giữa các cặp electron do hai nguyên tử liên kết theo một hướng cố điện gọi là cộng hóa trị. Hơn thế nữa nó cũng khác nhau rõ nét, thể hiện ở những điểm sau:

Những điểm khác nhau rõ nét giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion

Liên kết cộng hóa trị Liên kết ion

Cơ chế hình thành: giữa 2 phi kim hoặc kim loại có độ âm điện giống nhau. Cơ chế hình thành: giữa 1 nguyên tố phi kim và 1 nguyên tố kim loại.

Hình dạng cố định: Có Hình dạng cố định: không

Điểm nóng chảy và điểm sôi thấp Điểm nóng chảy và điểm sôi cao

Độ phân cực thấp và dễ cháy, ở nhiệt độ phòng sẽ có trạng thái lỏng hoặc khí Độ phân cực cao và khó cháy, ở nhiệt độ phòng có trạng thái rắn

Như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa hai liên kết này. Đồng thời, các em cũng hiểu rõ hơn liên kết cộng hóa trị là gì rồi nhé.

Các loại liên kết cộng hóa trị

Có 5 loại liên kết cộng hóa trị, song khi học bài liên kết cộng hóa trị lớp 10, chúng ta sẽ học sâu hơn 2 loại liên kết đó chính là liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết cộng hóa trị không cực. Song, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cá loại liên kết cộng hóa trị là gì nhé.

Liên kết đơn phân tử

Liên kết đơn phân tử là liên kết đầu tiên được nhắc đến trong các loại liên kết cộng hóa trị ngày hôm nay. Nó là liên kết mà 2 phần tử đều chia sẻ 1 cặp electron duy nhất. Tính chất của liên kết này khá khá yếu và mật độ nhỏ hơn liên kết đôi hoặc ba.

Ví dụ của loại liên kết này chính là liên kết giữa H2 và Cl2 để tạo thành hợp chất axit HCl.

Liên kết đôi phân tử

Tương tự như liên kết đơn phân tử, thì ở liên kết này, hai nguyên tử chia sẻ hai cặp electron cho nhau. Nếu so sánh, loại liên kết này mạnh hơn liên kết đơn song cũng có nhược điểm là kém ổn định hơn.

Liên kết đôi là khi hai nguyên tử chia sẻ hai cặp electron với nhau. Nó được mô tả bởi hai đường ngang giữa hai nguyên tử trong một phân tử. Loại liên kết này mạnh hơn nhiều so với liên kết đơn, nhưng kém ổn định hơn.

Ví dụ cho liên kết đôi phân tử là C2H2

Liên kết hóa trị có cực

Khi các electron dùng chung giữa hai nguyên tử không được chia sẻ với nhau thì sẽ hình thành liên kết cộng hóa trị có cực. Nó xảy ra khi nguyên tử có độ âm điện cao hơn nguyên tử mà nó chia sẻ. Tức là độ âm điện của hai nguyên tử không bằng nhau mà nghiêng về một trong hai nguyên tử độ.

Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị có cực là gì

Lúc này, nguyên tử có độ âm điện cao hơn sẽ có lực hút mạnh hơn khiến cho đó các electron được chia sẻ không đồng đều, dịch chuyển nhiều hơn về phía nguyên tử có độ âm điện cao. Kết quả của liên kết này chính là sẽ hình thành một thế tĩnh điện.

Ví dụ điển hình của liên kết cộng hóa trị có cực là liên kết hidro, trong đó một nguyên tử hidro tương tác với nguyên tử oxi, flo hoặc một nguyên tử hidro khác trong một phân tử hoặc nhóm hóa học khác. Liên kết này hình thành nhưng yếu và tạo ra thế tĩnh điện không cân bằng.

Liên kết cộng hóa trị không cực là gì

Liên kết cuối cùng trong liên kết cộng hóa trị chính là liên kết hóa trị không cực. Khác hoàn toàn với liên kết có cực, ở đây, các nguyên tử chia sẻ các electron bằng nhau. Nó được xảy ra khi hai nguyên tử có lực tương tự hoặc cùng điện tử. Lực điện tử càng gần thì lực hút càng mạnh.

Tóm lại,thông qua bài học trên, chúng ta đã hiểu được khái niệm liên kết cộng hóa trị là gì, so sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion cũng như biết được các loại liên kết trong liên kết hóa học này. Chúc các em học tốt và thực hành được các kiến thức liên quan đến bài học ngày hôm nay nhé.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:

Liên hệ giữa cung và dây – Lý thuyết cần nhớ

Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương – Học toán