Liên kết ion – tinh thể ion: Học tốt hóa 10
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Một nội dung được nhắc đến trong hóa 10 mà các em bắt buộc phải học qua chính là liên kết ion – tinh thể ion. Nhiều em đang cảm thấy băn khoăn và khó hiểu về nội dung bài học này đúng không? Vietlearn sẽ giúp bạn hiểu hơn về lý thuyết và phương pháp giải các bài tập liên quan đến bài học này nhé. Cùng chuẩn bị học bài này nha.
Các lý thuyết liên quan đến liên kết ion – tinh thể ion
Để làm được các bài tập liên quan, các kiến thức lý thuyết cơ bản các em cần nắm rõ đã nhé. Ngay sau đây chúng ta sẽ đi vào từng phần lý thuyết của phần này nhé.
Khái niệm về liên kết
Các nguyên tử của các nguyên tố không tồn tại ở trạng thái tự do trong điều kiện bình thường mà tồn tại ở trạng thái liên kết với nhau. Các nguyên tử này liên kết để tạo thành nguyên tử hay phân tử. Có một trường hợp đặt biệt các khí tồn tại tự do, riêng rẻ là trường hợp khí hiếm. Vì thế các liên kết hóa học chính là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành tinh thể hoặc phân tử có tính chất bền vững hơn.
Quả trình hình thành liên kết giữa Natri và Clo
Quy tắc bát tử cũng được nhắc đến trong bài học này. Theo nguyên tắc này thì các nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm với 8 electron ở lớp ngoài cùng. Riêng heli thì sẽ liên kết để đạt cấu hình bền vững 2 electron.
Ôn lại kiến thức hóa trị và oxi hóa tại: Hóa trị và số oxi hóa
Các kiểu liên kết hóa học
Như vậy, đa phần các nguyên tử của các nguyên tố trong môi trường bình thường sẽ không tồn tại tự do mà có xu hướng liên kết lại với nhau. Vậy có những liên kết nào?
Ôn luyện lại kiến thức về cấu hình electron tại: Cấu hình electron – Chinh phục hóa học 10 cùng Vietlearn
Liên kết ion
Đây là một liên kết hóa học có bản chất là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu.Liên kết giữa các nguyên tố phi kim và các nguyên tố kim loại thông thường là liên kết ion.
Ví dụ hình ảnh về liên kết ion
Các hợp chất có liên kết ion thường có những đặc tính đặc trưng sau: cứng và rất dễ vỡ, thường không có màu, điểm nóng chảy cao và dẫn điện ở trạng thái nóng chảy và trong dung dịch. Khi hợp chất có liên kết phi kim ở tình trạng rắn thì không dẫn điện. ngoài ra, hợp chất này còn hình thành tinh thể có dạng rắn.
Liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị cũng là một liên kết trong các loại liên kết hóa học. Nó là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.
Trong liên kết cộng hóa trị được chia làm 2 loại: Liên kết hóa trị phân cực và liên kết hóa trị không phân cực.
Liên kết hóa trị phân cực chính là liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố có độ âm điện không bằng nhau, vì thế mà các cặp electron sẽ nghiêng về phía có độ âm điện lớn hơn. Như vậy, liên kết sẽ là phân cực. Còn liên kết hóa trị không phân cực thì hoàn toàn ngược lại, các nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện bằng nhau nên sẽ không nghiêng về bất cứ bên nào.
Hợp chất có liên kết này có các tính chất như tồn tại ở các dạng vật chất khác nhau như chất rắn, chất lỏng, chất khí và có khả năng tan nhiều trong dung môi có cực như nước.
Các liên kết khác
Ngoài liên kết ion – tinh thể ion, còn có các liên kết khác như liên kết cộng hóa trị phối hợp, liên kết kim loại và liên kết hidro. Các liên kết khác sẽ xuất hiện ở trong các bài sau. Tuy nhiên, các em cũng cần có thông tin chung này để biết nó nằm trong nội dung nào nhé.
Sự hình thành ion, cation, anion
Vì sao có sự hình thành nên các ion, cation hay anion? Đa phần nguyên tử trung hòa về điện. Nhưng mỗi khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron thì sẽ không còn trung hòa nữa, mà nó sẽ mang điện, hình thành nên các ion.
Vậy cation hình thành như thế nào? Để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khả năng nhường electron cho nguyên tử của nguyên tố khác để trở thành ion dương. Đó chính là cation. Ation lại hoàn toàn ngược lại, nguyên tử phi kim trong các phản ứng hóa học sẽ có xu hướng nhận các electron của nguyên tử các nguyên tố khác, tạo thành ion âm, gọi là ation.
Tinh thể ion
Tính chất chung của tinh thể ion chính là khả năng bền vững. Bởi lực hút giữa các ion ngược dấu trong thể lớn. Ngoài ra, các hợp chất ion cũng rắn, khó nóng chảy và khó bay hơi. Ngoài ra, hợp chất ion có tan nhiều trong nước, khi tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch dẫn điện. Nếu ở trạng thái rắn thì sẽ không dẫn điện.
Tinh thể ion của NaCl
Ví dụ: Tinh thể NaCl. Trong tinh thể Nacl, các ion Na+,Cl- được phân bố đều đặn và có trật tự. Mỗi ion có 6 ion ngược dấu liên kết với nó.
Phương pháp giải bài tập về liên kết ion – tinh thể ion
Trong bài giảng liên kết ion – tinh thể ion hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn hướng dẫn giải các bài tập liên quan. Đa phần các bài tập về liên kết ion – tinh thể ion là các bài tập lý thuyết. Phần quan trọng nhất là liên kết ion, vì thế, một số điểm các em cần ghi nhớ như sau:
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Trong phản ứng, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành ion âm và ngược lại nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành ion dương.
Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành bài học về liên kết ion – tinh thể ion. Các kiến thức trên các em cần nắm chắc để làm bài tập không bị sai nhé.
Xem thêm các kiến thức khác tại:
Liên kết cộng hóa trị là gì – Tìm lời giải đáp chi tiết cùng Vietlearn
Cấu hình electron – Chinh phục hóa học 10 cùn