Lòng trái đất được phân tầng như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Trái đất cũng giống như một quả trứng gà, có thể chia làm ba phần: “vỏ trứng”, “lòng trắng trứng” và “lòng đỏ”. Lớp mỏng ở bề mặt trái đất gọi là vỏ trái đất, lớp ở giữa gọi là lòng đất, lớp trong cùng là nhân trái đất.

Vỏ trái đất: vỏ ngoài của lớp bề mặt trái đất có độ dày bình quân là 17 kilômét. Bề mặt trái đất có lục địa, đại dương, núi cao, bình nguyên… độ dày vỏ trái đất ở các nơi lại không giống nhau. Độ dày bình quân của lục địa là 33 kilômét; vỏ trái đất ở đại dương mỏng nhất, chỉ 6 kilômét; độ dày ở khu vực cao nguyên núi cao là dày nhất, có thể tới 60-70 kilômét. Vỏ trái đất chủ yếu là lớp vỏ ngoài rắn chắc cấu thành bởi nham thạch cứng.

Lòng đất: lớp giữa của trái đất, còn gọi là tầng trung gian. Độ sâu của lòng đất từ vỏ trái đất trở xuống là 2.900 kilômét. Chủ yếu được cấu thành bởi nham thạch chứa sắt và manhê. Nhiệt độ của tầng này tăng cao, áp lực và mật độ tăng lớn, nham thạch tương đối mềm, bị chèn ép co bóp nên dễ dàng thay đổi hình dáng.

Nhân trái đất: bộ phận trung tâm của trái đất giống như hạt của quả vậy. Do nhân trái đất cách bề mặt trái đất rất rất xa, nên không rõ hết mọi chi tiết của nó. Qua nghiên cứu rất nhiều năm, các nhà khoa học cho rằng bộ

Vỏ trái đất

phận trung tâm của trái đất được cấu tạo bởi kim loại có trọng lượng nặng như sắt, niken và các chất khác. Do nhiệt độ rất cao, áp lực cực lớn nên các chất hợp thành nhân trái đất ở trạng thái lỏng. Nhân trái đất hiện nay vẫn còn là bí mật, trong tương lai nhất định các nhà khoa học sẽ khám phá ra điều bí mật ấy.

Người ta có thể trực tiếp quan sát được đặc trưng của bộ phận ở ngoài của trái đất, còn không cách nào có thể trực tiếp nhìn thấy được bên trong của trái đất. Giếng khoan sâu nhất của thế giới là 4.000-5.000 mét, so với trái đất thì quả là một lớp nhỏ rất rất mỏng mà thôi. Người ta sử dụng phương pháp gì để tìm hiểu kết cấu bên trong của trái đất? Phương pháp truyền sóng địa chấn nhân tạo. Tầng nham thạch, đặt trưng kết cấu khác nhau thì hình sin truyền dẫn khác nhau, rồi căn cứ vào đặc điểm hình sin để phán đoán đặc điểm bên trong của trái đất. Phương pháp này còn gián tiếp và tương đối sơ lược, muốn tìm hiểu tình hình cụ thể bên trong của trái đất, còn phải đợi các nhà khoa học “đi” sâu hơn nữa vào lòng trái đất.