Lòng tự trọng là gì? Vì sao cần có lòng tự trọng
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Lòng tự trọng là gì? Là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, giúp giữ gìn được bản thân, nhân phẩm của mình. Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhìn nhận, đánh giá mọi sự vật hiện tượng, xử lý một cách khéo léo. Cùng tìm hiểu nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org
Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích cho khái niệm lòng tự trọng có nghĩa là gì. Lòng tự trọng trong tiếng anh là self-respect; Self-esteem; Dignity;…
Hiểu một cách đơn giản nhất, lòng tự trọng là hình thức yêu thương bản thân, là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm giác và niềm tin của bạn vào bản thân.
Người có lòng tự trọng luôn biết giá trị của bản, biết mình là ai, năng lực của bản thân là gì, có những ưu – nhược điểm gì và không để người khác “xâm phạm” tới. Lòng tự trọng luôn đi liền với cái tôi cá nhân.
Lòng tự trọng nghĩa là gì? không có nghĩa là kiêu căng, chảnh chọe, hay khoe khoang hay đùn đẩy người khác. Người có lòng tự trọng luôn thể hiện sự tôn trọng của bản thân mình bình đẳng với mọi người. Lòng tự trọng là một đức tính tốt, giúp bạn có nhiều động lực để sống một cuộc sống chính trực, bất chấp những điều gì mà người khác nghĩ về chúng ta.
Lòng tự trọng được chia thành lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao. Người có lòng tự trọng thấp luôn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực, luôn nghĩ mọi thứ đang xảy ra thực chất là không gian trọng. Đối với người có lòng tự trọng cao thì đó chính là kim chỉ nam cho mọi hành động. Người có lòng tự trọng cao luôn thấy tự tin, có động lực để phát triển sự nghiệp.
Ý nghĩa của lòng tự trọng
Không chỉ là một phẩm chất tốt, lòng tự trọng còn có vai trò, ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, đó là:
Là một phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người
Giúp ta có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
Lòng tự trọng giúp môi người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân
Có được lòng tự trọng thì bạn sẽ nhận được sự yêu quý của mọi người.
Biểu hiện của lòng tự trọng
Có rất nhiều biểu hiện của lòng tự trọng, đó là:
Không tham tiền bạc, của cải vật chất bất chính
Nhặt được của rơi, trả người mất
Lỡ va quệt xe cộ vào người đi đường thì đỡ họ dậy, hỏi han và xin lỗi
Ăn nói trang nhã, lịch sự và khiêm nhường
…
Một số dẫn chứng về lòng tự trọng như:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, không vướng danh lợi, đồng tiền
Bác nông dân Lê Hảo ở Quảng Nam đem trả lại 152 triệu tiền Huyện bồi thường nhầm cho gia đình ông với lý do “ không phải của mình thì trả lại”.
Vì sao lòng tự trọng lại quan trọng?
Tôn trọng bản thân và người khác
Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ tôn trọng chính bản thân mình, nhận biết được các giá trị của bản thân. Và bạn sẽ biết khi nào nên nói “không” những thứ không lành mạnh về tình cảm, tinh thần hoặc tài chính với bạn. Người có lòng tự trọng cũng biết cách tôn trọng người khác.
Giúp bạn mạnh mẽ và dũng cảm hơn
Một người có lòng tự trọng sẽ nhận ra được điểm mạnh, hạn chế của bản thân. Biết tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, đưa ra các quyết định tới sự thành công. Điều này, sẽ khiến người khác ghi nhận và khâm phục bạn.
Giúp bạn trở thành người tốt và được coi trọng
Khi bạn tôn trọng người khác thì bạn là một cá nhân xứng đáng. Và chỉ khi bạn thấy xứng đáng thì mới được tôn trọng và yêu thương. Không chỉ nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh mà họ sẽ bắt đầu đánh giá và coi trọng bạn hơn.
Ngừng so sánh bản thân với người khác
Nếu như bạn yêu bản thân, coi trọng tài năng và các khả năng của bản thân. Có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ so sánh mình với người khác và bạn sẽ không thấy ghen tị khi người khác thành công trong công việc hay tình yêu.
Giúp bạn trở nên tích cực
Trạng thái tự trọng sẽ bao gồm các hành động như chăm sóc cơ thể, tâm trí,….thể hiện ranh rới lành mạnh giữa các cá nhân và quyết đoán khi đối mặt với những người đang cố gắng làm tổn thương hoặc lợi dụng một người. Tự trọng là đối xử tốt, chấp nhận và yêu thương bản thân như đối với những người thân yêu khác.
Lòng tự trọng là một đức tính tốt, giúp ích bạn trong việc giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp cũng như trong cuộc sống. Vậy nên, hãy tự mình hình thành, trau dồi càng sớm càng tốt.
Làm gì để nâng cao lòng tự trọng trong tình yêu
Trong tình yêu, rất khó để phân biệt được lòng tự trọng của thằng đàn ông cao hơn hay phụ nữ cao hơn. Dù vậy, bất kỳ ai cũng cần phải biết cách để nâng cao lòng tự trọng của mình thì tình yêu mới có thể bền vững, kéo dài. Cụ thể:
Thay đổi suy nghĩ về sự hoàn hảo
Trên đời này không có gì là hoàn hảo, mức độ hoàn hảo phụ thuộc vào từng suy nghĩ, cách nhìn nhận của mỗi người. Do đó, trong tình yêu bạn không nên yêu cầu người yêu của mình phải hoàn hảo hãy coi đó là mục tiêu để cả hai cùng phấn đấu, nỗ lực thay vì hướng tới các ước mơ, hoài bão viển vông.
Có suy nghĩ và niềm tin chín chắn hơn
Những suy nghĩ tích cực sẽ là liều thuốc bổ giúp bạn nhanh chóng thoát ra khỏi sự u mê. Bạn hãy lạc quan yêu đời và có thái độ sống tích cực. Hãy luôn là chỗ dựa vững chắc cho đối phương, động viên an ủi sẽ giúp nửa kia có động lực cố gắng.
Giúp đỡ “nửa kia”
Nếu bạn thường xuyên giúp đỡ người yêu chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Nghe có vẻ vô lý nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn hài lòng với bản thân mình thì hãy đi giúp đỡ người khác.
Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng
Bạn hãy liệt kê ra tất cả những thứ bạn muốn hoàn thành và lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Chẳng hạn như hai bạn muốn đi tình nguyện vùng cao nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho nhau nhiều hơn,….
Tự chăm sóc bản thân
Có không ít người dành rất nhiều thời gian chăm sóc, lo lắng cho người yêu mà lại quên đi sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Mặt khác, một số người lại cảm thấy day dứt nghĩ rằng thật vô nghĩa khi bỏ thời gian, công sức để tự chăm sóc. Việc tự chăm sóc bản thân cũng là cách bạn cải thiện thêm lòng tự trọng, có chăm sóc được bản thân mình thì mới có thể chăm sóc được người mình yêu.
Tự trọng và tự ái khác biệt nhau hoàn toàn nhưng vẫn có không ít người nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Lòng tự trọng xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị nội tại của mỗi con người. Hành động của mình không chỉ phục vụ lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích của người khác
Trái lại, tự ái là việc chỉ biết đến việc yêu chính bản thân mình, luôn coi mình là trung tâm, mọi hành động chỉ được thực hiện để đạt được mục đích cá nhân, bất chấp mọi việc.
Lòng tự trọng rất khó để định nghĩa mà thường được biểu hiện ở các lời nói, hành vi hay cử chỉ lịch thiệp, từ tốn. Còn tự ái lại là cội nguồn của mọi việc, sinh ra những thói xấu, hẹp hòi và ích kỷ.
Mong rằng, các nội dung thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm lòng tự trọng là gì.