Lục địa phân thành mấy khối?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Khi chúng ta mở tấm bản đồ thế giới, trước hết chúng ta thấy diện tích đại dương rất lớn, diện tích lục địa nhỏ; nhìn kỹ ta thấy phần lớn lục địa phân bố ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu rất nhỏ. Những lục địa ấy bị đại dương chia thành năm khối đại lục: khối đại lục Á-Âu, khối đại lục châu Phi, khối đại lục châu Mỹ, khối đại lục châu Đại dương và khối đại lục châu Nam cực.

Khối đại lục Á-Âu ở Bắc bán cầu, là đại lục lớn nhất. Hình dáng của khối đại lục này giống như một cái quạt xòe, châu Á, châu Âu giống như một cái “góc” ở phần Tây Bắc trên cái quạt xòe.

Khối đại lục châu Phi giống một cái lá cây đại thụ, trải bằng trên xích đạo, phía Bắc hơi rộng, phía Nam hẹp lại, tựa sát vào phía Tây Nam của đại lục châu Á-Âu, làm như Á-Âu không phải là một khối lục địa vậy.

Khối đại lục châu Mỹ dài nhất, hai đầu đại lục lớn, ở giữa nối bằng một lục địa rất hẹp, rất giống một cái vòng lắc khổng lồ không quy tắc mấy. Khối đại lục phía Bắc là Bắc Mỹ châu, khối đại lục phía Nam là Nam Mỹ châu.

Khối đại lục châu Đại dương ở Nam bán cầu, là lục địa nhỏ nhất, rất giống một hàng không mẫu hạm nổi trên đại dương, đang chạy về phía Bắc! Diện tích sa mạc trên lục địa rất lớn, người ở thưa thớt, khu vực dọc theo bờ biển rải rác vài điểm dân cư, thường gọi là đại lục cằn cỗi.

Khối đại lục Nam cực hầu hết ở trong vòng Nam cực, điểm cực Nam nằm ở chính giữa khối đại lục. Khối lục địa này do ở vĩ độ cao, suốt năm giá rét không có mùa Hạ, trên mặt đất hầu như bị một lớp băng tuyết dày che phủ, người ta gọi nó là “đại lục băng tuyết”.

Có nhà khoa học cho rằng, thuở ngày xửa ngày xưa trên trái đất chỉ có một khối đại lục khổng lồ. Do trái đất quay và trên đất liền xuất hiện nhiều dải nứt nẻ, khối đại lục châu Mỹ tách rời khỏi khối lục địa Âu, Phi, châu Phi cũng tách rời khỏi châu Âu. Khối đại lục châu Đại dương chạy nhanh nhất nên cách xa hẳn châu Á và châu Phi. Khối đại lục châu Nam cực vốn nối liền với châu Phi, châu Nam Mỹ và châu Đại dương, về sau rồi chúng cũng tách rời nhau, chạy vào trong vòng Nam cực. Chúng ta gọi hiện tượng ấy là “lục địa trôi nổi”.

Bắc Băng Dương

Khối đại lục Bắc Mỹ

Đại Tây

Khối đại lục Á-Âu

Thái

Dương Khối đại lục

Bình

Khối đại lục Nam Mỹ

châu Phi

Ấn Độ Dương

Dương

Nam Đại Dương

Khối đại lục Nam Cực

Khối đại lục châu Đại dương