Lực là gì – Khái niệm, Phân loại, đơn vị tính, ứng dụng

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Lực là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Vật lý 6, đại lượng này xuất hiện rất nhiều trong mọi hoạt động sống của chúng ta. Nếu hai người đẩy nhau thì một người sẽ tác dụng lực đẩy và một người là tác dụng lực kéo. Vậy lực là gì? Hai lực cân bằng là gì? Câu trả lời sẽ có trong nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

Lực là gì? Các khái niệm liên quan

Định nghĩa lực trong vật lý là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho một vật thể chịu sự thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Hiểu một cách khác thì lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc, hay làm biến dạng vật thể hoặc cả 2.

Hiểu đơn giản lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật lên vật khác mà tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng. Phương của lực không cố định và tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các loại lực khác nhau nên mỗi lực đều có phương và chiều xác định. Dụng cụ đo lực là lực kế, đơn vị lực là Niutơn, kí hiệu là N.

Thế nào là hai lực cân bằng?

Hai lực cân bằng là gì? Là hai lực có độ lớn như nhau hay còn hiểu là mạnh như nhau. Hai lực cân bằng có cùng phương nhưng ngược chiều và phải cùng tác dụng vào một vật.

Nếu chỉ có 2 lực tác cùng tác dụng vào một vật mà vật đó đứng yên thì gọi là hai lực cân bằng.

Ví dụ về hai lực cân bằng: Hai đội đang kéo co, hai bạn đang gồng tay.

Đặc điểm của lực

Gốc tại điểm đặt lực

Phương, chiều là phương chiều của lực

Độ dài của lực sẽ tỷ lệ với cường độ lực theo một tỷ lệ cho trước

Kí hiệu của lực là F

Các loại lực cơ học hiện nay

Lực cơ học là một đại lượng vectơ có điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. Lực cơ học được chia thành lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát và lực hướng tâm.

Lực hấp dẫn

Lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất, có độ lớn tỉ lệ với khối lượng của chúng. Lực hấp dẫn của Trái Đất sẽ tác động lên các vật có khối lượng làm cho chúng rơi xuống đất. Lực này giúp gắn kết các vật chất để hình thành Trái Đất, Mặt Trời hay các thiên thể, nếu không có nó thì các thể sẽ không liên kết được với nhau và cuộc sống sẽ không tồn tại. Lực hấp dẫn làm cho các hành tinh quay quanh mặt trời.

Lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của vật, cùng phương và ngược chiều, công thức tính đó là:

Trong đó:

Fhd : Là lực hấp dẫn

m1, m2: Là khối lượng của 2 vật

R: Là khoảng cách giữa 2 chất điểm

G: là hằng số hấp dẫn.

Lực đàn hồi

Lực đàn hồi là lực được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Chẳng hạn như lực gây ra bởi một lò xo khi bị nén lại hoặc kéo giãn ra. Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó tức là nó sẽ đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến dạng.

Lực đàn hồi sẽ có phương trùng với lực của lò xo, có chiều chống lại sự biến dạng, công thức tính sẽ là:

Fdh= k x |∆l|

Trong đó

k là hệ số đàn hồi của lò xo

∆l là độ biến dạng của lò xo

Lực ma sát

Lực ma sát là lực cản trở sự chuyển động, xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật chất, chống lại sự thay đổi vị trí tương đối giữa 2 bề mặt. Gồm có lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn nhưng phổ biến nhất là lực ma sát trượt.

Lực ma sát có điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc, phương song song với bề mặt tiếp xúc, có chiều ngược với chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc, công thức tính :

Trong đó:

μt: là hệ số ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc của 2 vật

N: là áp lực của hai vật

Lực hướng tâm là loại lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều, gây ra cho vật gia tốc hướng tâm. Lực hướng tâm có điểm đặt lên vật, có phương trùng với đường thẳng nối vật và tâm quỹ đạo, chiều từ vật hướng vào tâm quỹ đạo. Công thức tính :

Fht=m×aht=m×v2r=m×ω2×r

Trong đó:

r là bán kính quỹ đạo

m là khối lượng của vật (kg)

là tần số góc của chuyển động

v là vận tốc dài của chuyển động

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi lực là gì? Đặc điểm của lực. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hãy comment phía dưới bài viết để Vietlearn.org giải đáp nhanh chóng và miễn phí hoàn toàn.