Lực ly tâm là gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum “Lực” là cái khiến cho một vật chuyển dịch (dời chỗ). muốn đem cái ghế từ chỗ này ra chỗ kia, bạn không thể vận dụng ý chí của bạn khiến nó dời chỗ theo ý muốn của bạn, phải tác động vào nó một lực: hoặc đẩy hoặc kéo, hoặc nâng và đưa nó đi. Khi lực ngưng không tác động vào cái ghế nữa thì lập tức cái ghế cũng “ì” ra đó. tuy nhiên, nếu bạn lấy ngón tay ấn nhẹ vào trái banh đặt trên mặt đất nhẵn nhụi, bạn thấy sao? Không cần lực tác động nữa mà trái banh vẫn cứ lăn tiếp, phải không? tại sao vậy?
Nhà bác học Isaac Newton, người đầu tiên đã đưa ra khái niệm “quán tính” để giải thích. Quán tính làm cho một vật đang chuyển động cứ tiếp tục chuyển động. Bất cứ một vật nào cũng có quán tính giúp cho nó chuyển động đẳng hướng với lực đã tác động vào nó nếu nó không bị một lực khác tác động vào. thí dụ: ngồi trong xe buýt, đang chạy nhanh, thình lình tài xế thắng xe gấp, bạn thấy mình lao về phía trước. Lực đẩy bạn lao về phía trước là quán tính đó, nghĩa là xe ngừng nhưng thân thể bạn vẫn tiếp tục chuyển động theo hướng xe chạy.
Bây giờ ta nói đến lực ly tâm. Chắc các bạn đều có kinh nghiệm về vấn đề này rồi. ta sẽ nhận ra lực ly tâm khi quan sát một vật chuyển động theo vòng tròn. trở lại tỉ dụ đi xe buýt. thay vì thắng gấp, tài xế đang cho xe chạy nhanh thình lình bẻ góc thật gắt. Nếu bạn đang đứng ở gần cửa, bạn sẽ bị hất ra ngoài. Lực hất bạn ra ngoài chính là lực ly tâm. Khái niệm “quán tính” cũng được dùng để giải thích lực ly tâm. Khi chiếc xe buýt quay vòng nhưng thân thể bạn theo quán tính vẫn chuyển động theo đường thẳng. Do đó, lực (theo đường thẳng) sẽ đẩy bạn ra khỏi đường vòng. Lực ly tâm luôn đẩy vật di chuyển ra khỏi đường vòng. đó là lý do tại sao trên các xa lộ cao tốc, các xe hay bị lật, nhất là ở chỗ các vòng xoáy hoặc khi đạp xe đạp (chạy nhanh) bạn phải hơi nghiêng người về phía trong vòng xoay mới khỏi bị té. Việc nghiêng người ngược chiều với sức ly tâm, các đường cao tốc cũng như các phi đạo hơi cong theo lòng máng… chính là để giúp vật di chuyển cân bằng được (giảm hay triệt tiêu) lực ly tâm, để động tử không bị văng ra ngoài. Sự nghiêng về phía trong tạo ra một lực nghịch chiều với lực ly tâm kéo ra phía ngoài, nhờ đó ta có thể lái xe nhanh theo vòng xoáy mà không bị lực ly tâm đẩy ra ngoài vòng xoáy.