Mã lực là gì? Ý nghĩa của mã lực. Cách quy đổi đơn vị mã lực
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Mã lực là khái niệm rất phổ biến hiện nay, nhất là khi nhắc đến công suất động cơ ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của đơn vị mã lực. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn khách quan và chi tiết về mã lực.
Khái niệm mã lực là gì?
Mã lực (viết tắt là HP – horse power hay còn gọi là sức ngựa) là một đơn vị cũ dùng để chỉ công suất. Nó được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 75kg lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây hay 1HP = 75 kgm/s.
Một chú ngựa có thể tạo ra 14,9 mã lực
Định nghĩa này lần đầu tiên được đưa ra bởi James Watt vào năm 1782. Ông đo một con ngựa có thể kéo thùng chứa bao nhiêu nước trong 1 phút, ở tốc độ di chuyển bình thường, cho ra kết quả là 550 ft-lbs/s. Đây là cách định nghĩa cơ bản cho 1 mã lực, sau này được gọi là mã lực cơ học. Theo đó, 1 mã lực hp có giá trị bằng 745,69987158227022W.
Nhiều người cho rằng một mã lực tương đương một con ngựa, nhưng thực ra một con ngựa có thể tạo ra tận 14,9 mã lực. Một người trưởng thành có thể tạo ra tối đa 5 mã lực.
Ví dụ, siêu phẩm Ducati Panigale V4 R 2019 có công suất lên đến 234 mã lực sẽ tương đương với sức mạnh của gần 16 con ngựa trưởng thành. Hay siêu xe Bugatti Chiron với mức công suất tối đa lên đến 1.479 mã lực thì tương đương sức mạnh của gần 100 con ngựa trưởng thành.
Các loại và ý nghĩa của thông số mã lực trên vật
Hiện nay đã có rất nhiều loại mã lực được ứng dụng trong từng ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có 4 loại mã lực chính:
Mã lực cơ học: theo định nghĩa của James Watt. Mã lực cơ học là một đơn vị công suất phổ thông của các nước Bắc Mỹ, thường được sử dụng để đo sản lượng của máy động cơ và motor. Mã lực cơ học viết tắt là HP(I).
Mã lực cơ học được ứng dụng phổ biến tại Mỹ
Mã lực theo hệ mét (bằng khoảng 98,6% mã lực cơ học): là loại mã lực phổ biến nhất, viết tắt là HP(M). Mã lực hệ mét là công cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ một mét trên mỗi giây. Khái niệm này có tên gọi khác nhau tại mỗi quốc gia: PS (Đức), cv (Pháp), pk (Hà Lan), ch, ks và hk.
Mã lực điện: dùng để đo sản lượng của động cơ và máy móc điện. Chúng có thể được viết tắt là HP(E).
Mã lực nồi hơi: được sử dụng để đo công suất của lò hơi để tạo ra hơi nước. Một mã lực lò hơi bằng tỷ lệ năng lượng nhiệt cần thiết để bay hơi 34,5lb nước ngọt ở 212 độ F trong một giờ. Mã lực nồi hơi viết tắt là HP(S).
Mã lực thường được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp xe hơi, đặc biệt là mã lực cơ học và mã lực theo hệ mét. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tính công suất động cơ ô tô theo đơn vị mã lực.
Cách tính mã lực xe máy, ô tô
Trước đây, phương pháp SAE được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên do có nhiều sai số nên vào năm 2004, người ta đã tìm ra phương pháp mới là J1349. Cách thức tính được áp dụng theo các bước sau:
Đầu tiên ta phải xác định đường kính (bore) và khoảng chạy của piston (K)
Ví dụ, xe 1976 Kawasaki KZ750 theo thông số là: 78mmx78mm
Khi đó sẽ áp dụng công thức tính diện tích hình tròn:
S = r2 x 3,14
A = d2/4 x 3,14
Nhân pi*D(cm)^2/4 x K = cm^3:
(7.8 cm (bore) X 7.8 cm (bore) X 3.141593/4) X 7.8 cm (stroke) = 372.71195442 (cm^3).
Lấy kết quả nhân với số xi-lanh
372.71195442 x 2 = 745.42390884 hay 745cc
Sức mạnh của xe hơi không thể chỉ dựa vào mã lực
Ở thời điểm hiện tại, cách xác định công suất theo mã lực rất phức tạp và tốn kém. Công suất mà các nhà sản xuất ghi trên chiếc xe là công suất tối đa, tức là khả năng đạt vận tốc tối đa của chiếc xe nhưng không có nghĩa xe cũng có khả năng tăng tốc tương tự.
Vì động cơ sau khi truyền động qua các hệ thống dẫn động thì sức mạnh ra đến bánh xe sẽ bị thất thoát một vài phần. Vì vậy, các số liệu kĩ thuật của nhà sản xuất chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tự mình trải nghiệm để biết được sức mạnh thật sự của xe.
Quy đổi đơn vị mã lực
Dưới đây là cách quy đổi đơn vị mã lực (HP) để trả lời cho các câu hỏi: 1 mã lực bằng bao nhiêu kW? 1 mã lực bằng bao nhiêu cc?
Cách quy đổi đơn vị mã lực
Quy đổi HP sang kW
1 Mã lực = 0.7457 kW
2 Mã lực = 1.4914 kW
4 Mã lực = 2.9828 kW
8 Mã lực = 5.9656 kW
1000 Mã lực = 745.7 kW
Quy đổi kW sang HP
1 kW = 1.341 HP
2 kW = 2.682 HP
4 kW = 5.3641 HP
8 kW = 10.7282 HP
1000 kW = 1341.02 HP
Ngoài ra, mã lực còn được quy đổi sang các đơn vị khác như: cc, rpm, bhp, kva, amps
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về mã lực. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu mã lực là gì, 1 mã lực bằng bao nhiêu, mã lực trên ô tô, xe máy là gì và ứng dụng được trong cuộc sống cũng như công việc của mình.