Mindset là gì? Tầm quan trọng của mindset trong cuộc sống

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Xu hướng toàn cầu hóa – hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, máy móc đang dần thay thế con người, thực tế ảo đang được ứng dụng nhiều hơn. Nhưng, có một thứ không bao giờ thay thế được đó chính là tư duy của con người – Mindset. Vậy Mindset là gì? Phân loại cũng như tầm quan trọng trong cuộc sống hiện nay như thế nào?

Mindset là gì? Và các thuật ngữ liên quan

Mindset là gì?

Mindset là một từ tiếng Anh được ghép từ “mind” có nghĩa là tâm trí và từ “set” có nghĩa là cài đặt, sắp xếp. Khái niệm mindset là gì sẽ được hiểu là hệ thống sắp xếp trong trí não, hiểu đơn giản hơn thì đó chính là tư duy. Các thói quen tư duy sẽ ảnh hưởng lớn đến những cảm nhận của bạn về thế giới xung quanh, cách thức của mỗi cá nhân tự cảm nhận về chính mình.

Tư duy có từ lúc con người sinh ra và phát triển theo quá trình con người lớn lên, tiếp cận thông tin và xử lý chúng. Quá trình tiếp cận thông tin, xử lý và đưa ra các hành vi thì mind set sẽ phản ứng và xử lý chúng.

Mindset hay tư duy là một phạm trù rất rộng; trong đó thái độ và niềm tin có sự liên quan nhất định với nhau. Nhiều người còn định nghĩa mind set là thế giới quan (outlook in life) hoặc mentality (tâm tính).

Master data management là gì?

Được viết tắt là MDM. Đây là một phương pháp được sử dụng để xác định và quản lý dữ liệu quan trọng của một tổ chức để cung cấp, với tích hợp dữ liệu và một điểm tham chiếu duy nhất. Dữ liệu được làm chủ bao gồm dữ liệu tham chiếu – tập hợp các giá trị cho phép và dữ liệu phân tích để hỗ trợ cho việc ra quyết định.

Mindset Transformation là gì?

Mindset Transformation là sự thay đổi của tư duy. Một tư duy hiện đại, tích cực luôn biết cách thay đổi để thích nghi với mọi tình huống. Hãy chấm dứt các suy nghĩ lạc hậu, bảo thủ mà thay vào đó là luôn tư duy lạc quan, tích cực. Nhà văn Charles R. Swindoll chia sẻ “Cuộc sống bao hàm 10% những gì xảy ra với bạn và 90% cách bạn phản ứng với chúng”. Do đó, hãy để tư duy của mình được rèn luyện, tích cực, chủ động mỗi ngày.

Product Mindset là gì?

Khi dịch ra tiếng việt Product Mindset có nghĩa là tư duy sản phẩm. Nó giữ vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công của sản phẩm từ khi còn trong giai đoạn nghiên cứu, sản xuất cho tới hoàn thành.

Phân loại mindsets

Mindset được chia làm 2 loại đó chính là:

Fixed Mindset

Là dạng tư duy cố định. Các cá nhân có sẵn fixed mindset thường tin vào những phẩm chất thông minh của bản thân sinh ra đã có. Họ tin rằng tài năng là sẵn có mà không cần tới sự nỗ lực, phẩm chất thông minh. Vậy nên, các cá nhân có fixed mindset thường nhìn nhận các khó khăn, thất bại trong công việc là bằng chứng để họ không tiếp tục để cố gắng.

Growth Mindset

Growth Mindset là gì? Được hiểu là tư duy tăng trưởng. Những người sở hữu dạng tư duy này đều tin là bản thân mình có thể phát triển được thông qua cách làm việc chăm chỉ. Điều này giúp cho các cá nhân có thêm động lực để làm việc và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Câu chuyện của Rùa và Thỏ là ví dụ rõ nét nhất về 2 loại mindsets này. Trong cuộc chạy thi về đích, Thỏ tự đắc là mình sẽ thắng Rùa; khi thấy chạy khá xa Rùa, Thỏ đã dừng lại và ngủ tiếp. Còn Rùa chỉ biết là mình phải nỗ lực, cố gắng thì sẽ có cơ hội chiến thắng. Và cuối cùng Rùa đã chiến thắng Thỏ.

Thỏ ở đây có fixed mindset, Thỏ tin rằng với khả năng thiên bẩm của mình thì mọi cuộc thi chạy đều giành chiến thắng. Còn Rùa có growth mindset, chỉ cần có sự nỗ lực, bền bỉ, không bỏ cuộc thì sẽ chiến thắng.

Nếu như bạn tin rằng, việc phát triển một kỹ năng nào đó bằng cách rèn luyện, nỗ lực thì bạn đang sở hữu growth mindset còn nếu như bạn thấy bản thân còn đang viện những lý do để không làm việc thì bạn đang mang cho mình fixed mindset.

Xu hướng phát triển của mindset trong marketing

Với sự xuất hiện của công nghệ 4.0, xã hội ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn; do đó mindset cũng cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Trong lĩnh vực marketing, các đơn vị quản lý cần phải bắt kịp 3 xu hướng sau đây:

Tạo sự lôi cuốn, giữ chân khách hàng: Trào lưu và xu hướng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn cần phải biết cách nắm bắt cơ hội, hãy trở thành trendy thay vì chạy theo nó. Để làm được điều này, bạn cần phân tích, cập nhật các thông tin khách hàng tìm kiếm,…..để kích thích sự tò mò, thu hút của khách hàng.

Nhiều trải nghiệm thực tế cho khách hàng: Khi đã có đủ các thông tin, kiến thức thì khách hàng cần đến những trải nghiệm thực thế. Còn gì tuyệt vời hơn khi được trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ tốt nhất.

Tính năng nhận diện thương hiệu: Thông qua các hoạt động quảng cáo, nhà quảng cáo sẽ đến với khách hàng gần hơn. Điều này sẽ giúp tiếp cận khách hàng dễ hơn, ghi dấu ấn,…

Các bước để có tư duy mindset tốt nhất

Để có một trải nghiệm phù hợp với yêu cầu của khách hàng, bạn có thể thực hiện theo trình tự sau đây:

Đặt vị trí vào khách hàng

Con người có nhiều bậc cảm xúc khác nhau. Để nhận được thông tin một cách đầy đủ, tích cực bạn cần phải tận dụng tối đa các phương thức trò chuyện như điện thoại, email,….Bạn hãy cố gắng lắng nghe những chia sẻ của khách hàng. Bằng sự thấu hiểu, bạn sẽ hiểu được nội dung, thông điệp được truyền tải. Nói cách khác, để hiểu được ai đó thì bạn phải đặt vị trí của mình vào họ thay vì nghĩ rằng mình là một người cung cấp dịch vụ.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp

Để xây dựng một mind set phù hợp, bạn cần phải tận dụng cơ hội để tạo sự gắn kết với khách hàng. Cách tư duy này nếu được duy trì sẽ giúp bạn trở thành một trong những người liên hệ với họ đầu tiên khi được hỗ trợ và khách hàng cũng sẽ mở lòng dễ dàng hơn, cho bạn các thông tin “đắt giá”.

Bạn nên tập cho bản thân mình khả năng diễn đạt ngôn ngữ, cách nói chuyện tự nhiên, cuốn hút và thái độ hòa nhã. Đồng thời hãy luôn lắng nghe, tôn trọng những gì họ muốn để đưa ra giải pháp phù hợp giúp họ vượt qua khó khăn.

Biến khách hàng trở thành người thắng cuộc

Trong rất nhiều cuộc trao đổi với khách hàng, có rất nhiều người lâm vào tình trạng tranh luận. Lúc này mindset tích cực sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Thay vì việc phải đưa ra các lập luận, dẫn chứng sắc bén thì bạn hãy xây dựng lại mối quan hệ với khách hàng. Để rút khỏi cuộc tranh luận thì bạn hãy biến họ trở thành người thắng cuộc nhưng vẫn phải đi theo con đường mà bạn định sẵn.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa làm việc của công ty, ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của nhân viên. Nếu bạn muốn sử dụng tư duy tích cực để giao dịch với khách hàng thì môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường tư duy tích cực đó. Cho dù doanh nghiệp của bạn làm về bất kỳ một lĩnh vực nào đó thì việc xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, công bằng là yêu cầu tất yếu hiện nay.

Với các nội dung trong bài viết “Mindset là gì? Tầm quan trọng của mindset trong cuộc sống” sẽ giúp ích bạn. Để có nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website Vietlearn.org, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.