(MKT) Marketing là gì, maketing gồm những mảng nào?

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Marketing là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người hiện nay nhất là những ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo. Hoạt động tiếp thị này không chỉ thu hút được lượng khách hàng lớn mà còn tạo ra doanh thu lớn cho các công ty, doanh nghiệp. Để hiểu thêm về khái niệm marketing là gì? Công việc, kỹ năng cần có của một marketer, quý bạn đọc hãy khám phá những thông tin chi tiết dưới đây.

Maketing là gì?

Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để giải thích cho khái niệm về marketing là gì. Theo wikipedia, makerting là quá trình kinh doanh, tạo mối quan hệ và hài lòng khách hàng. Tập trung chủ yếu vào khách hàng – một trong những thành phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp.

Khái niệm maarketing (mkt) là gì còn được hiểu là tiếp thị, gồm nhiều hoạt động khác nhau để thu hút khách hàng đến và sử dụng sản phẩm, thương hiệu của họ. Đồng thời đây cũng là cách để họ duy trì mối quan hệ với khách hàng.

GS. Philip Kotler – “cha đẻ” của marketing hiện đại lại cho rằng: Marketing là quá trình tạo dựng nhiều giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng với mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ các giá trị được tạo ra.

Hiệp hội Marketing Mỹ cho định nghĩa: Maketting là nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là tập hợp các quá trình để tạo ra, trao đổi và truyền tải các giá trị đến với khách hàng để quản lý môi quan hệ bằng nhiều cách khác nhau, mang lại lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng.

=> Makerting là quy trình để khách hàng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Marketing sẽ xuất hiện trong tất cả các giai đoạn, từ sự hình thành và phát triển sản phẩm, phân phối, quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Hiểu đơn giản nhất thì marketing chính là quy trình để thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang cung cấp.

Là tên gọi dành cho những ai làm việc trong lĩnh vực maketing. Marketers sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thị trường, lên kế hoạch và chiến lược cụ thể để đem tới các sản phẩm, dịch vụ đến với các khách hàng có tiềm năng.

Nhiệm vụ của một nhân viên marketing là gì? Đó chính là tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn là người đưa ra những lời hứa đối với khách hàng thông qua việc tạo ra các sản phẩm chất lượng, hữu ích và mức giá phù hợp.

Sales marketing là gì?

Là hình thức bán hàng thông qua hoạt động tiếp thị sản phẩm. Đặc trưng của công việc sale marketing là nhân viên sẽ phải tiếp cận trực tiếp với khách hàng, dùng mọi cách thức như giới thiệu, tư vấn để khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty, doanh nghiệp.

Quản trị marketing là gì?

Là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các công việc trong chiến lược marketing để thực hiện các trao đổi mong muốn với thị trường để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị marketing gồm có 3 giai đoạn: kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện và kiểm soát.

Nghiên cứu marketing là gì?

Là quá trình thu thập, phân tích có hệ thống các dữ liệu, vấn đề liên quan đến hoạt động marketing về hàng hóa và dịch vụ. Hoạt động nghiên cứu marketing thường được thực hiện theo từng dự án. Công việc này sẽ giúp ích cho việc rà soát, đánh giá được khả năng thành công hay thất bại của hoạt động tiếp thị; từ đó có các chương trình marketing hiệu quả.

Tìm hiểu về lịch sử của ngành marketing

Hoạt động marketing về cơ bản được hình thành từ rất lâu, với các giai đoạn chính đó là:

Kỷ nguyên thương mại Đơn giản (Trước cách mạng công nghiệp): Là thời kỳ mà mọi thứ được tạo ra bằng tay và chỉ có sẵn trong một nguồn cung hạn chế. Đây là thời điểm các loại hàng hóa cơ bản thống trị, các hộ gia đình sẽ sản xuất ra những thứ họ sử dụng.

Kỷ nguyên sản xuất hàng loạt (từ năm 1860 -1920): Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với mức giá rẻ. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất một sản phẩm trong một thời điểm nhất định. Ở giai đoạn này các đơn vị sản xuất đã có tư duy “nếu được sản xuất, sẽ có người mua” từ đó tạo ra giá trị lợi nhuận.

Kỷ nguyên bán hàng ( 1920 -1940): Thị trường ngày càng trở nên bão hòa trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tạo ra nhu cầu về kỹ thuật marketing và bán hàng để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của họ. Trong giai đoạn này mục đích chính của các doanh nghiệp đó chính là lợi nhuận chứ không phải là nhu cầu của khách hàng và chất lượng sản phẩm.

Kỷ nguyên bộ phận marketing (1940- 1960): Các hoạt động như quảng cáo, bán hàng, khuyến mại,….đều được nhóm thành một bộ phận.

Kỷ nguyên công ty marketting ( 1960 – 1990): Đây là giai đoạn mà bộ phận maketing nắm quyền kiểm soát, định hướng hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Tất cả các thành viên tham gia vào hoạt động marketing sẽ giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển.

Kỷ nguyên marketing mối quan hệ ( 1990 – 2010): Trong tâm là mối quan hệ với khách hàng trong khoảng thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng đó chính là tạo ra sự trung thành của khách hàng. Đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tạo ra các sản phẩm có giá trị để khách hàng của họ sẽ quay lại.

Kỷ nguyên marketing mạng xã hội/di động ( 2010 – nay): Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào hoạt động xã hội hóa, kết nối khách hàng. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, khách hàng và doanh nghiệp có thể giao tiếp với nhau liên tục 24/7. Trong giai đoạn này thì khách hàng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của marketing chứ không phải là doanh nghiệp.

Vai trò của ngành marketing là gì?

Hoạt động marketing đang được nhiều công ty, doanh nghiệp coi trọng nhất là trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay. Điều đó đang khẳng định vai trò quan trọng của marketing.

Giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường.

Là giải pháp cụ thể hóa, hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn.

Dung hòa tốt các mối quan hệ trong công ty, doanh nghiệp.

Khảo sát thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Kích thích sự nghiên cứu, cải tiến sản xuất, ứng dụng trang thiết bị hiện đại.

Tạo ra giá trị, thúc đẩy khách hàng, tăng lợi nhuận, khẳng định vị trí thương hiệu của doanh nghiệp.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Các loại marketing phổ biến hiện nay

Có rất nhiều loại hình marketing, để tìm kiếm hướng đi phù hợp thì các doanh nghiệp cần lựa chọn loại marketing phù hợp. Dưới đây là các hình thức marketing được lựa chọn nhiều đó là:

Marketing truyền thống

Thuật ngữ marketing truyền thống được sử dụng để chỉ các hoạt động từ khâu sáng tạo, truyền tải nội dung, tiếp thị sản phẩm,…mà không sử dụng đến sự hỗ trợ của nền tảng kỹ thuật số. Các hình thức thường gặp nhất đó là:

Quảng cáo trên truyền hình

Dựng, treo banner tại các vị trí trung tâm nhiều người qua lại

Tiếp thị qua thư điện tử email

Tiếp thị sản phẩm, dịch vụ qua điện thoại – telesales

Tổ chức các buổi diễn thuyết, event

Tài trợ cho các chương trình, sự kiện

Tham gia vào các hoạt động giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, chương trình triển lãm,…

Hình thức này sẽ tiêu tốn một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp. Đổi lại, dễ dàng tiếp cận tới khách hàng, tạo sự tin cậy. Tuy nhiên với mức chi phí khá cao nên cũng có nhiều doanh nghiệp chuyển sang digital marketing.

Là loại hình marketing tổng hợp, sử dụng mọi tài nguyên để tiếp thị sản phẩm, chinh phục khách hàng tại các thị trường rộng, nhiều tiềm năng. Trong mô hình này, 4 chiến lược giữ vai trò quyết định đó là:

Chiến lược sản phẩm (Product)

Chiến lược giá (Price)

Chiến lược phân phối (Place)

Chiến lược xúc tiến (Promotion).

Nếu như triển khai theo thời gian thì mô hình này cần phải sử dụng tới 3 tiêu chí khác. Đó là:

Chiến lược quy trình (Process)

Tiêu chí con người (People)

Hệ thống cơ sở vật chất (Physical Evidence)

Marketing mix giữ vai trò là cầu nối giữa bên mua và bên bán, giúp người bán hiểu hơn về nhu cầu của người mua từ đó đưa ra các chính sách bán hàng phù hợp với chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Trade marketing

Là hoạt động thương mại hóa chiến lược tiếp thị, cần đầu tư tiền bạc vào các chiến dịch marketing để thu về hiệu quả trong một thời gian ngắn. Điều quan trọng nhất của trade marketing đó chính là tạo dựng chiến lược, liên kết chặt chẽ với thương hiệu.

Loại hình trade marketing sẽ luôn đề cao xây dựng các chính sách khuyến mại giảm giá để đánh vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Vậy nên hiệu quả của các chiến dịch marketing theo hình thức này vô cùng nhanh chóng.

Truyền thông marketing

Là hình thức được đại đa số các doanh nghiệp, công ty lựa chọn. Mọi chiến dịch marketing đều hướng đến 8 mục đích đó chính là:

Cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng

Tạo dựng sự nhận biết với khách hàng

Thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ.

Xây dựng nhận diện thương hiệu

Thay đổi nhận thức khách hàng

Tăng doanh số

Đánh vào điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.

Marketing truyền miệng

Loại dụng sự tương tác qua lại giữa khách hàng với nhau thông qua môi trường gián tiếp hoặc trực tiếp. Đơn vị thực hiện sẽ không quảng bá theo cách trực tiếp mà lợi dụng sự truyền thông tin qua lại giữa người sử dụng dịch vụ và người đang có nhu cầu.