Một số phương pháp học tập hiệu quả
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Ngày nay, giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu. Việc đầu tư cho con em mình một nền tảng kiến thức vững chắc cũng như trang bị những kỹ năng sống, giải quyết và xử lý tình huống hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh.
Tuy nhiên, làm thế nào để giúp con có một trí nhớ tốt và phương pháp học tập hiệu quả, khoa học thì vẫn còn là một bài toán không hề dễ. Trong bài viết này, trung tâm Vietlearn sẽ giúp các phụ huynh và học sinh tìm được phương pháp học tập phù hợp nhất với mình.
“Có thực mới vực được đạo” phần nào đúng. Theo một nghĩa sâu rộng hơn thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng chính là một yếu tố tạo nên phương pháp học tập hiệu quả ban đầu. Tùy thuộc vào từng độ tuổi của học sinh mà phụ huynh cần có một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa các chất và vitamin.
Học tập là công việc tiêu tốn không ít năng lượng của người học. Chính vì thế, tùy vào từng giai đoạn mà phụ huynh cần xây dựng nên kế hoạch ăn uống thích hợp. Với các trẻ cấp 1 thì nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau nhằm tránh gây nhàm chán, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, hạn chế ăn vặt, tập thói quen ăn nhạt cho trẻ,…
Điều cần lưu ý là không nên cho trẻ ăn quá mức sẽ gây ra béo phì, tạo cảm giác tự ti và kém vận động cho trẻ về sau. Đối với các học sinh trung học cơ sở và phổ thông thì đây là giai đoạn yêu cầu dinh dưỡng cao nhằm phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ.
Đặc biệt, các em nữ là đối tượng luôn cần được quan tâm bời giai đoạn này các em có tâm lý giữ vóc dáng mãnh mai, kém ăn. Điều này hoàn toàn không tốt cho việc phát triển sức khỏe một cách toàn diện, phụ huynh cần định hướng cho con em mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, đưa ra giải pháp kết hợp vận động thể dục thể thao để đảm bảo thân hình cân đối và khỏe mạnh.
Trước khi bắt đầu học trên lớp, học sinh cần xem trước bài ở nhà nhằm có cái nhìn tổng quan, ghi chú lại những gì không rõ để trao đổi với thầy cô trên lớp. Học sinh cần có thời gian biểu học tập phù hợp và linh hoạt, không nên quá gò bó ngồi vào bàn học trong khoảng thời gian lâu, cần kết hợp với các hoạt động giải trí xen kẽ như: nghe nhạc, xem ti vi, luyện tập thể thao, giúp đỡ bố mẹ,…
Phụ huynh cần quan tâm đến thời khóa biểu trên trường của con, liên hệ với giáo viên thường xuyên về tình hình học tập của con em mình. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tham gia với con trong việc tạo lập thời gian biểu thích hợp.
Về phương pháp xem bài trước khi học, học sinh có thể lựa chọn ghi chú theo sơ đồ tư duy – mind-map hoặc dưới dạng liệt kê. Các bạn nữ cầu kỳ có thể sử dụng bút nhiều màu để tạo sự thu hút và dễ tiếp thu.
Đây là giai đoạn học sinh nắm bài một cách toàn diện dựa trên sự hỗ trợ và hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình học, các bạn học sinh không nên sao nhãng, tập trung vào bài giảng của thầy cô, thắc mắc khi không hiểu bài. Đối với các môn trao đổi nhóm, học sinh nên tích cực thảo luận những gì chưa hiểu, chia sẻ kiến thức mình biết để củng cố.
Học sinh cần ôn bài trên lớp trong ngày, điều đó sẽ giúp nhớ lâu hơn và tránh quên kiến thức cho bữa học hôm sau. Tùy vào đặc trưng từng môn học mà có phương pháp thích hợp: tóm tắt kiến thức bằng công thức, hình ảnh hay liệt kê ngắn gọn theo dạng sơ đồ,…
Ngoài ra, phương pháp nhẩm bài trước khi đi ngủ và học bài vào khoảng thời gian 4-6h là vô cùng hiệu quả. Đây là một trong những thói quên bạn cần tạo dựng trong quá trình học lâu dài của mình.