Nam cực đã bị đóng băng từ bao giờ?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Cách đây gần một thế kỷ, những chuyến thám hiểm của cả Robert Scott và Ernest Shackleton đã tìm thấy bằng chứng, dưới dạng than đá và dương xỉ hóa thạch, rằng Nam cực không phải luôn luôn là một miền đất hoang vu đóng băng. Một bằng chứng ấn tượng hơn bao giờ hết đã xuất hiện vào năm 1991, khi các nhà khoa học phát hiện ra di tích của một con khủng long, Cryo- lophosaurus, loài đã di lang thang khắp lục địa cách đây khoản 190 triệu năm. Thời điểm này có liên quan tới các bằng chứng địa lý rằng Nam cực lúc đó đang tắm mình trong ánh nắng xích đạo, là một phần của “siêu lục địa” khổng lồ Gondwana. Nó đã bắt đầu nứt ra cách đây khoảng 160 triệu năm, và những phần mà hiện nay là Nam cực, Úc, Nam Mỹ đã trôi về hướng nam. Sau khoảng 100 triệu năm, chúng gần như đã đến được vị trí hiện tại của chúng.

Nam cực lại mất thêm 40 triệu năm nữa để trở thành nơi lạnh nhất trên trái đất, vào thời điểm đó thì Nam cực đã tách xa các miền đất láng giềng và được bao quanh bởi các dòng hải lưu lạnh. Trong 20 triệu năm vừa qua thì đúng là nó gần như bị đóng băng thường xuyên – có những bằng chứng rằng lục địa này đã thoát khỏi băng giá gần đây khoảng 3 triệu năm, tuy nhiên không ai biết tại sao. Có lẽ nó là kết quả của việc trái đất nóng lên gây ra bởi những nhà máy năng lượng thời kỳ đồ đá!

Bằng cách nào Scott và Amundsen tìm ra Nam Cực mà không cần sự hỗ trợ của các phương tiện hàng hải hiện đại?

Trong trường hợp của Scott, câu trả lời ngắn gọn là: ông không tìm được. Việc đi biển thì thât sự tương đối đơn giản khi ở gần vùng cực, vì cả Scott và Amundsen đều đã học từ A.R.Hinks, một chuyên gia đo đạc địa hình của đại học Cambridge, người đã có một buổi thuyết trình về vấn đề này ở Hội Địa lý Hoàng gia vào tháng 11 năm 1909. Như Hinks đã chỉ ra, sự tụ lại của các đường kinh tuyến ở các cực có nghĩa là một kinh độ tại vùng cực đại diện cho chỉ một vài dặm và do đó có thể được bỏ qua. Điều cốt lõi là phải giữ thẳng hướng đi về hướng Nam. Điều này có thể thực hiện qua việc đo đạc vĩ độ với kính lục phân (dụng cụ đo độ cao của mặt trời để xác định vị trí con tàu..) và việc sử dụng thật khôn ngoan chiếc la bàn. Giống như dân chuyên nghiệp, Amundsen chấp nhận lời khuyên của Hinks, dùng việc đọc kính lục phân và đoán mò để tiến gần về vùng cực. Khi đã đến đó, ông và đồng đội – tất cả bao gồm bốn thủy thủ lão luyện – đã quan sát thật cẩn thận với kính lục phân và xác định được vị trí thực sự của điểm cực Nam là trong vòng 250m. Sau đó họ đã đi lang thang qua lại trên vùng đó ba lần cho chắc.

Cũng giống như nhiều điều khác trong chuyến thám hiểm của mình, Scott đã mang một thái độ “nghiệp dư – quý phái” khi nghĩ về chuyến hải trình. Ông thậm chí gần như không băn khoăn gì việc có được những thủy thủ chuyên nghiệp, nhưng vào phút cuối ông đã mời một sĩ quan ở Petty là Henry Bowers gia nhập đội. Không biết gì về lời khuyên của Hinks, Bowers đã sử dụng rất nhiều thời gian trong cuộc hành trình về vùng cực để đo đạc kinh vĩ độ cùng với những tính toán phức tạp và dài vô tận trong một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt. Không cần phải nói, khi họ sắp hoàn thành những tính toán cuối cùng để xác định vị trí chính xác của điểm cực Nam, Bowers và Scott đã phạm sai lầm. Cho nên cũng không đúng lắm khi nói rằng Scott và đồng đội đã tới cực Nam chậm hơn Amundsen một tháng: họ thực tế chưa bao giờ tới được đó cả.