Ngữ pháp cơ bản: Vị trí và cách chia từ loại trong tiếng Anh
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Các từ loại không chỉ có trong ngữ pháp Tiếng Việt mà còn có trong ngữ pháp Tiếng Anh. Kiến thức cơ bản về từ loại trong tiếng Anh: danh từ, tính từ và động từ, phó từ. Đây là phần kiến thức cơ bản mà ai học Tiếng Anh cũng cần nắm vững. Trong bài viết dưới đây, Vietlearn sẽ cùng bạn đọc khám phá tất tần tật mọi thông tin xoay quanh phần kiến thức này.
Vai trò từ loại Tiếng Anh
Ngữ pháp cơ bản – Mỗi từ loại thể hiện một chức năng và vai trò khác nhau trong mệnh đề tiếng Anh. Bạn cần nhận biết từ này thuộc từ loại nào và có chức năng gì, đứng ở đâu trong câu. Hiểu các từ loại là cơ sở đề xây dựng câu hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần.
Nắm vững kiến thức về từ loại tiếng Anh giúp các bạn diễn đạt trong giao tiếp tốt hơn. Ngoài ra, sách báo và tin tức tiếng Anh sẽ là quyển “bài tập thực hành” giúp bạn vừa nâng trình từ loại vừa kiểm tra khả năng đọc – hiểu của mình. Kiến thức về từ loại còn là trợ thủ đắc lực để bạn mở rộng vốn từ vựng của mình. Chỉ cần nhớ 1 từ gốc có thể mở rộng ra nhiều từ loại khác và linh hoạt sử dụng trong câu.
Trong ngữ pháp tiếng Anh, có 4 từ loại (word classes) cơ bản: danh từ (1), tính từ (2) và động từ (3), phó từ (4). Ngoài ra, còn các loại từ chức năng khác như giới từ, liên từ… Ở bài học ngữ pháp cơ bản này, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 từ loại và vì sao Vietlearn chia thành 2 nhóm như trên nhé.
Nhóm từ loại: Danh từ – Tính từ
- Danh từ – Noun
Định nghĩa: Danh từ là từ loại dùng để chỉ người, con vật, sự vật, hiện tượng.
Chức năng: Danh từ thường là chủ ngữ (S) trong câu, tân ngữ (O) cho động từ và giới từ.
Phân loại:
Phân chia theo số lượng từ
Danh từ đếm được (Countable noun)
Danh từ số ít (Singular noun)
Danh từ số nhiều (Plural noun)
Danh từ không đếm được (Uncountable noun)
Phân chia theo loại danh từ
Danh từ chung
Danh từ riêng
Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng (concreate noun)
Danh từ trừu tượng, chỉ ý tưởng, khái niệm (abstract noun)
Danh từ tập hợp (collective noun)
Danh động từ (gerund)
Dấu hiệu nhận biết: Các danh từ thường kết thúc bằng các hậu tố: -age (language); -ance/-ence (importance); -er/-or (teacher); -hood (neighborhood); -ism (socialism); -ist (artist); -itude (attitude); -ity/-ty (quantity); -ment (government); -ness (business); -ship (friendship); -tion/-sion (nation)
Vị trí:
a. Đứng sau mạo từ a, an, the, đại từ chỉ định this, that, these, those hay lượng từ some, many, a little…
E.g: I am a student.
b. Đứng sau tính từ chỉ sở hữu
E.g: My brother’s daughter is adorable.
c. Đứng sau tính từ
E.g: He writes meaningless letters.
d. Làm chủ ngữ đứng trước động từ chính
E.g: The teacher disagrees with this theory, however, it’s never been proven right.
e. Làm tân ngữ, bổ ngữ đứng sau động từ chính hoặc giới từ
E.g: Ellen Max gave coffee to her father.
E.g: Lisa is good at dancing.
E.g: They can be used to highlight questions.
- Tính từ – Adjective
Định nghĩa: Tính từ là từ loại dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của một người, con vật, sự vật, hiện tượng nào đó.
Chức năng: Tính từ bổ nghĩa cho danh từ. Tính từ đứng trước danh từ.
Phân loại:
Phân loại theo khả năng xếp hạng
Tính từ có thể xếp loại (gradble adjective)
Tính từ so sánh hơn
Tính từ so sánh nhất
Tính từ không thể xếp loại (ungradble adjective)
Phân loại theo nghĩa và chức năng tính từ
Tính từ mô tả (descriptive adjective)
Tính từ chỉ định (demonstrate adjective)
Tính từ chỉ lượng (quantitatve adjective)
Tính từ sở hữu (possessive adjective)
Dấu hiệu nhận biết: Các tính từ thường kết thúc bằng các hậu tố: -al (natural); -ful (beautiful); -ive (attractive); -able (comfortable); -ous (serious); -ish (selfish); -ed (excited)… một số noun-ly/noun-y (daily, monthly, friendly, healthy)
Vị trí:
a. Đứng trước danh từ
E.g: I met a homeless person in NY.
Danh từ được sắp xếp theo trật tự OSASCOMP [opinion – size – age – shape – color – origin – material – purpose]
E.g: This is my small new red sleeping bag. [size – age – color – purpose]
E.g: My sister has a beautiful big white bulldog. [opinion – size – color]
b. Danh từ đứng sau động từ trạng thái (stative verb): to be (am/is/are, was/were, will be…), feel, look, appear, seem, sound, smell, taste…
E.g: This soup is not edible.
E.g: The cake tastes sweet.
c. Danh từ đứng sau tân ngữ gián tiếp của động từ make, keep, find
E.g: This movie makes me sad.
Ngoài ra, tính từ được sử dụng trong một số cấu trúc đặc biệt và nâng cao để nhấn mạnh tính chất của chủ thể.
Nhóm từ loại: Động từ – Phó từ
- Động từ – Verb
Định nghĩa: Động từ là từ loại dùng để miêu tả hành động, trạng thái của chủ thể.
Chức năng:
Phân loại:
Phân loại theo hành động
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ cảm xúc
Động từ chỉ giác quan
Động từ chỉ nhận thức
Phân loại theo nội hàm nghĩa
Nội động từ (transitive verb)
Ngoại động từ (intransitive verb)
Trợ động từ (auxiliary verb), Động từ khiếm khuyết (modal verb)
Dấu hiệu nhận biết:
Các động từ thường kết thúc bằng các hậu tố: -ate (compensate), -ain (attain), -flect (reflect), -flict (conflict), -scribe (describe), -ceive (receive), -fy (clarify), -ise/-ize (urbanise), -ide (divide), -erve (reserve) -erse (converse)…
Các tính từ có thể bắt đầu bằng một số tiền tố: -en (enforce, endanger)
Vị trí:
a. Động từ chính đứng sau chủ ngữ
E.g: The dog ran across the yard.
E.g: She left in a hurry.
E.g: The teacher reads a book to her students then asks them questions about the story.
Động từ đứng sau trợ động từ trong các thì tiếp diễn (am/is/are, was/were/ will be), các thì hoàn thành (has/have, had. will have) và các thì tương lai (will)
E.g: We will be swimming at the lake next month.
Động từ đứng sau trợ động từ câu phủ định (negative form) hoặc câu bị động (passive voice), đứng sau trợ động từ
E.g: My brother doesn’t know the Netflix password, he can’t tell me what it is.
E.g: This house was built by my father.
b. Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần xuất
E.g: I always practise speaking English in the evening.
Tìm hiểu thêm: Ngữ pháp cơ bản – CÔNG THỨC & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT 12 THÌ TIẾNG ANH
- Phó từ / Trạng từ – Adverb Định nghĩa: Phó từ/trạng từ là từ loại dùng để mô tả cách thức, mức độ (how?) thực hiện một hành động hoặc biểu hiện một tính chất.
Chức năng: Phó từ/trạng từ thường bổ nghĩa cho một động từ, tính từ, trạng từ khác hay cho cả câu.
Phân loại:
Trạng từ chỉ tần suất (frequency): always…
Trạng từ chỉ thời gian (time): now…
Trạnh từ chỉ nơi chốn (place): there…
Trạng từ chỉ thái độ (manner): carefully…
Trạng từ chỉ mức độ (degree): rather…
Dấu hiệu nhận biết: Các trạng từ kết thúc bằng các hậu tố: -ly. Một số trường hợp đặc biệt là fast, hard, well và late (muộn).
Vị trí:
a. Trạng từ tần xuất always, usually, sometimes, often, hardly, seldom đứng giữa chủ ngữ và động từ (đứng trước động từ)
E.g: My father and my uncle always loved fishing by the lake.
b. Trạng từ chỉ cách thức thường đứng sau động từ hoặc tân ngữ
E.g: They walk quickly to catch the train.
E.g: Julia dances well.
c. Trạng từ chỉ thời gian thường đứng đầu mệnh đề (câu đơn) hoặc cuối mệnh đề (câu đơn)
E.g: Yesterday my troubles seemed so far away.
E.g: We can discuss it tomorrow.
Bảng họ từ (word form) áp dụng để mở rộng vốn từ và ôn tập cho các kỳ thi
Noun Verb Adjective Adverb
decision decide decisive decisively
creation create creative creatively
sadness sadden sad sadly
action act active actively
quickness quicken quick quickly
heal health healthy healthily
Trên là những kiến thức cơ bản về các loại từ, từ loại trong Tiếng Anh. Các từ loại Tiếng Anh là phần kiến thức ngữ pháp rất cơ bản. Nắm chắc và hiểu về các từ loại Tiếng Anh sẽ giúp các bạn có học Tiếng Anh tốt hơn. Tất cả ai học Tiếng Anh đều cần nắm vững phần kiến thức này. Hy vọng bài viết này đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Hãy