Nhựa cây từ đâu mà ra?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum mỗi bộ phận nhỏ trong cơ thể con người đều nhận máu từ một “cái máy bơm” duy nhất trong cơ thể là trái tim. Cũng vậy, mỗi khi bộ phận nhỏ trong thân thảo mộc cũng đều nhận được nước và thức ăn mà ta gọi là nhựa cây. Nhưng thảo mộc làm gì có “trái tim”? Vậy, bằng cách nào thảo mộc đem lương thực đến cho từng phần nhỏ trong thân của nó? ta đừng tưởng là khoa học ngày nay đã lý giải được một cách thỏa đáng bí mật này. tất nhiên, đã có nhiều lý thuyết đưa ra nhằm giải thích hiện tượng này, nhưng chưa có một lý thuyết nào đưa ra giải đáp toàn diện và hoàn toàn thích đáng. một trong những giả thuyết đó là thuyết “sức ép thẩm thấu”. Nơi các sinh vật, các chất (dinh dưỡng) hòa tan trong chất lỏng thấm qua màng. Khi có một dung dịch hóa chất tiếp xúc với màng thì dung dịch đó trương sức ép vào màng. Nếu trong dung dịch có nhiều phần tử thì sức ép ấy càng mạnh và một số phần tử sẽ thấm qua màng. Chất khoáng và nước – “lương thực” nuôi cây – được rễ cây hút vào. Nói cho đúng, không phải rễ cây chủ động hút vào mà là vì đất chứa nhiều khoáng chất hơn thân cây, do đó, “sức ép thẩm thấu” làm cho chất khoáng “chui” vào, thấm vào cây. Dung dịch chất khoáng nằm trong tế bào cây. Nước trong dung dịch bị bốc hơi. Bằng cách này, nước ở dưới đất từ từ bốc lên cao qua thân cây. một cách giải thích khác nữa mệnh danh là thuyết “đổ mồ hôi”. Sự thoát hơi nước ở là cây được gọi một cách bóng bẩy, sống động là “đổ mồ hôi”. Sự thoát hơi nước này khiến cho phần tử nước ở trên “kéo” phần tử nước ở

dưới lên, cứ như vậy, nước từ dưới đất được đẩy lên cao trong thân cây. Nói cách khác, sự thoát “đổ mồ hôi” tạo ra một sức kéo lên. Nước thoát hơi ở các tế bào lá, do đó tạo ra khoảng chân không ở những tế bào nằm ngay dưới bề mặt lá. Những tế bào có khoảng chân không này sẽ “kéo” chất dinh dưỡng của tế bào bên dưới lên để lấy nhựa sống. Cứ như vậy, các phần tử nước “kéo” nhau khiến cho mọi phần của một cây nhận được nhựa sống.