Nước biển có thể đóng băng?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Khi nhiệt độ khí trời xuống tới 00C, nước ăn chứa trong chum vại sẽ bị đóng băng, nhưng nước trong vại dưa ướp muối, vại dưa lại không đóng băng. Tại sao vậy?

Vốn là nhiệt độ đóng băng của nước có pha muối thấp, lượng muối càng nhiều, nhiệt độ đóng băng càng thấp. Hàm lượng muối trong 1000g nước biển là 27g; theo thí nghiệm, nhiệt độ đóng băng khoảng -1,90C, chỉ cần nhiệt độ nước biển giảm xuống thấp hơn -1,90C, nước biển sẽ đóng băng. Do đó, vùng đóng băng của biển là ở vùng vĩ độ cao sát gần hai cực.

Theo thí nghiệm, nhiệt độ đóng băng của biển trên thế giới từ 00C đến -20C, biển vùng ven đại lục hoặc trong đại lục khi có hàm lượng muối nhỏ, chịu nhiều ảnh hưởng của không khí lạnh đại lục, nước biển cùng vĩ độ trung cũng có thể đóng băng được.

Về mùa đông, Bắc Băng Dương bị băng tuyết phủ kín, chiếm dày lớp băng vùng gần cực tới 3-4m, thường gọi là “băng quanh năm”, về mùa hè, ở vòng ngoài có tan đi một ít hoặc thành các tảng băng trôi. Chiều dày lớp băng xung quanh đại lục Nam Cực là 2-3m, thường gọi là “băng một năm”, về mùa hè băng ở mặt biển như tan hết. Khi lớp băng Nam Cực tan vỡ, chảy vào đại dương tạo ra hàng vạn núi băng to nhỏ trôi nổi.

Ở vùng hai cực, về mùa hè có băng nổi hoặc núi băng đang trôi nổi, có khi gặp nhau kết thành băng nổi hoặc núi băng to hơn, rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. Băng nổi có thể bịt kín đường tàu thuyền đi lại, cửa cảng và bến cảng, bến tàu, phá hoại các công trình của bến. Băng trôi có thể cắt, va đập và kẹp chặt tàu thuyền. Núi băng còn đe dọa an toàn của hàng hải, có khi gây nên tai nạn bi thảm. Thí dụ năm 1912, chiếc tàu chở khách khá lớn của nước Anh là Titanic bị chìm sau khi va vào núi băng ở phía Bắc Đại Tây Dương, chết 1490 người, là một bi kịch lớn nhất của lịch sử hàng hải.