Phải chăng xưa kia các lục địa dính liền với nhau?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 2 – Arkady Leokum ta hãy nhìn vào bản đồ thế giới. Rồi nhìn vào hai lục địa Nam mỹ và châu Phi. Bạn có nhận xét gì về mỏm lồi ra ở chỗ nước Brazil và bờ biển phía tây Phi? Bạn thử ráp lại xem nó có khớp với nhau để làm thành một lục địa không?
Cách nay hơn nữa thế kỷ, nhà khoa học người đức tên là Alfred Wegener đã thử làm như vậy. Ông viết: “Bất cứ ai nhìn vào hai bên bờ biển nam đại tây Dương cũng đều lấy làm ngạc nhiên về sự ăn khớp chỗ bờ biển phía Brazil và bờ biển phía tây Phi. Bất cứ chỗ lồi lõm nào ở bờ phía Brazil đều khớp với chỗ lồi lõm bên phía tây Phi”.
Wegener cũng nhận thấy rằng các nhà khoa học nghiên cứu về thực vật và động vật học cổ sinh ở hai bên bờ biển này đều tìm được nhiều điểm giống nhau của động vật và thực vật cổ ở hai nơi này. điều này càng khiến cho Wegener tin rằng hai địa lục này xưa kia vốn dính liền và sau đó tách ra. Ông đã xây dựng lên một giả thuyết mệnh danh là “lục địa trôi dạt”. theo thuyết này thì các lục địa hiện nay xưa kia vốn chỉ là một khối liền lạc. Cũng có sông, hồ, biển nội địa. thế rồi vì một lý do nào đó chưa biết, khối lục địa ấy “bể” ra. Nam mỹ tách khỏi tây Phi, Bắc mỹ tách khỏi Bắc Âu và trôi về hướng tây làm thành các lục địa như ta thấy ngày nay.
Có đúng là sự thể đã xảy ra như nhận định của Wegener không? Chưa ai biết chắc. đó chỉ là một giả thuyết. Nhưng cứ nhìn vào bản đồ thì hình dạng các lục địa cũng khiến cho giả thuyết kia không kém phần thuyết phục. Sự nghiên cứu thực và động vật cổ sinh lại càng làm cho giả thuyết ấy thêm vững. Ngoài ra, vỏ trái đất hiện nay cũng còn đang xê dịch mà. Bởi vậy, dám Wegener có lý lắm!