Phần 1 Những ấn tượng đầu tiên

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng mọi người đều thích “nhìn vào mắt”. Khi còn là một thiếu niên, nếu được giới thiệu với một người lạ, cha mẹ bạn có thể nói rằng: “Hãy nhìn thẳng vào mắt họ”. Việc nhìn vào bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể đều có những giới hạn nghiêm khắc.

Việc giao tiếp bằng mắt mạnh mẽ sẽ kích thích ngay lập tức những cảm giác mạnh của tình cảm. Điều này đã được chứng minh nhiều lần trong một nghiên cứu có tên: “Những tác động của ánh mắt với tình yêu lãng mạn”.

Các nhà nghiên cứu đã để 48 người đàn ông và phụ nữ vốn không quen nhau ở trong cùng một căn phòng rộng. Họ hướng dẫn cách giao tiếp bằng mắt với nhau như thế nào với các đối tác của họ trong khi trò chuyện thông thường.

Sau đó, các nhà nghiên cứu hỏi từng người tham gia về việc họ cảm thấy như thế nào về những người rất khác nhau họ đã trò chuyện cùng. Kết quả ra sao?

Những người cứ chăm chăm nhìn vào mắt đối tác của họ và những người có đối tác nhìn chăm chú trở lại được ghi nhận có những cảm giác về sự hấp dẫn ở mức cao hơn đáng kể so với những người thuộc về các trường hợp khác…. Ai chăm chú nhìn sẽ có cảm giác mạnh hơn về đối tượng của mình.

Tạp chí nghiên cứu về tính cách

Chúng ta có thể nói rằng: Khi bạn chăm chú nhìn theo kiểu mắt đối mắt với một người lạ hấp dẫn, điều đó sẽ giúp nhóm lên ngọn lửa tình yêu.

Tại sao việc giao tiếp bằng mắt lại có một kết quả nóng bỏng như vậy? Nhà nhân chủng học Helen Fisher cho rằng, đó là bản năng cơ bản của động vật. Việc giao tiếp bằng mắt trực tiếp sẽ kích hoạt “phần nguyên thủy của bộ não con người, đó là một trong hai cảm xúc cơ bản – tiếp cận hay rút lui”.

Việc giao tiếp bằng mắt miễn cưỡng cũng tạo ra trạng thái cảm xúc dâng trào hệt như khi sợ hãi. Khi bạn nhìn trực tiếp và mạnh mẽ vào mắt của ai đó, cơ thể họ sẽ sản sinh ra những chất hóa học như phenylethylamine. (Đó là chất chúng tôi đã nói về nó và gọi là chất PEA, nó làm dậy lên cảm giác được yêu). Chính vì thế, giao tiếp bằng mắt chính là một trong những bước đầu tiên khiến đối tượng phải lòng bạn.

Người ta thường nhìn chăm chú vào những thứ họ thích và đảo mắt qua rất nhanh những gì họ không thích.

Nó cũng giống như khi ta nhìn người khác vậy. Chúng ta chăm chú nhìn một cách yêu thương với người ta yêu, và mắt ta mau chóng rời khỏi những người khó chịu, xấu xí và trì độn. Khi ai đó làm ta phiền lòng, phần đầu tiên trên cơ thể ta muốn thoát khỏi họ chính là đôi mắt.

Tôi nhận biết sâu sắc hiện tượng này trong các buổi diễn thuyết của mình. Bất cứ khi nào tôi lan man quá dài dòng về một điểm cụ thể, khán giả thường chúi mũi vào những ghi chép của họ. Việc xem xét lại lớp sơn móng tay trở thành điều quan trọng hàng đầu với họ. Thậm chí một số người còn ngủ gật. Và khi tôi trở lại với hướng trình bày, đôi mắt họ chợt bừng lên như lũ bướm được trở lại với ánh nắng mặt trời sau mưa bão.

Có một nhân tố khác, gần như trái ngược làm ngăn trở việc giao tiếp bằng mắt: sự xấu hổ. Khi ai đó càng tỏ ra lấn át chúng ta, ta càng muốn né tránh ánh mắt họ. Những nhân viên cấp dưới thường né tránh ánh mắt khi đứng trước vị sếp lớn. Và nếu chúng ta gặp ai đó đẹp trai quá mức, xinh xắn và hoàn thiện, chúng ta cũng có xu hướng tỏ ra tương tự.

Trong các hội thảo của mình, tôi cố gắng giao tiếp bằng mắt với mọi người đang lắng nghe. Nhưng nếu có ai đó đẹp trai một cách đặc biệt giữa vô số những gương mặt bình bình đó, tôi thường thấy mình né tránh ánh mắt của anh ta. Tôi nhìn vào mắt của tất cả mọi người, trừ anh ta.

Khi nhận ra sự lảng tránh đó của mình, tôi đã dũng cảm buộc bản thân mình phải nhìn thẳng vào đôi mắt của người đàn ông rất đẹp trai ấy. Và trời ơi, con tim tôi đã loạn nhịp. Đôi khi tôi quên luôn cả ý nghĩ của mình. Tôi lắp bắp.

Kiểu giao tiếp bằng mắt này quả là lợi hại.

Giao tiếp bằng mắt bao lâu để “thuần hóa” được tình yêu?

Một nhà khoa học người Anh đã khẳng định rằng, nhìn chung, khi trò chuyện, người ta chỉ nhìn nhau khoảng từ 30 đến 60% thời gian của cuộc trò chuyện. Khoảng đó không đủ để khởi động các cỗ máy tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Mặc dù lúc đó vẫn còn là sinh viên Đại học Michigan, nhưng nhà tâm lý học nổi tiếng Zick Rubin đã tỏ ra rất thích thú với việc làm thế nào để đo lường được tình yêu. Sau đó, tại Đại học Harvard nhà nghiên cứu trẻ tuổi lãng mạn đã tạo ra một loại cân đo lường dựa trên tâm lý để xác định các cặp đôi đã cảm thấy mức độ yêu thương họ dành cho nhau là bao nhiêu. Người ta gọi đó là “cái cân của Rubin” và cho tới hôm nay, vẫn có rất nhiều chuyên gia tâm lý học xã hội sử dụng nó để xác định cảm xúc con người dành cho nhau.

Trong nghiên cứu “Đo lường tình yêu lãng mạn”, Rubin nhận thấy, những người đang yêu chăm chú nhìn vào nhau khi nói chuyện nhiều hơn và thường sẽ chậm rãi nhìn đi chỗ khác khi ai đó xâm nhập vào thế giới của họ.

Ông khẳng định điều này qua một thử nghiệm khéo léo. Ông hỏi những cặp đôi đang yêu một loạt câu hỏi để có thể bước đầu đánh giá xem những cặp đôi yêu nhau như thế nào. Nhiều cặp đôi không hề biết về việc họ bị đánh giá đều được đưa vào một phòng chờ và bảo rằng: “chuyên gia thử nghiệm sẽ ở cùng các bạn và nhanh chóng bắt đầu thử nghiệm”.

Tất cả họ đều không biết thời gian thử nghiệm đã bắt đầu. Các máy quay phim được giấu kín đã ghi lại thời gian các cặp đôi chăm chú nhìn vào mắt nhau.

Cặp đôi nào ghi điểm càng cao trong bài kiểm tra yêu nhau, thời gian họ nhìn nhau càng nhiều. Cặp đôi nào có cảm giác yêu nhau ít hơn thì số giây họ dùng để giao tiếp bằng mắt với nhau cũng ít hơn.

Để tạo cho đối tượng tiềm năng của bạn cảm giác hai người đã yêu nhau rồi bạn cần tăng giao tiếp bằng mắt một cách đột biến trong khi hai người đang trò chuyện. Hãy đẩy nó lên tới mức 75% thời gian hoặc hơn nếu bạn muốn chất PEA chuyển qua mạch máu của đối tượng.

Những giây phút tăng thêm của việc giao tiếp bằng mắt sẽ phát ra âm thanh im lặng. (Đối với phụ nữ, những âm thanh này sẽ được đọc thành: “Quý cô xinh đẹp, anh thực sự bị em khiêu khích. Anh thích thú với những gì em nói”. Một người đàn ông có thể dịch nó thành: “Em thèm khát anh. Em nóng lòng muốn được xé toạc quần áo của anh ra và được anh làm tình điên dại với em”).

Tuy nhiên, bạn phải nhìn thẳng vào mắt của đối tượng nếu bạn muốn kích thích tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Không phải ở lông mày của họ, không phải ở sống mũi, mà ở ngay con ngươi màu xanh, màu nâu, màu xám hay màu lục. Hãy giả vờ như bạn đang rất ngưỡng mộ phần nằm sâu phía trong đôi mắt người ấy.

Trí thông minh của bảy chú lùn qua nhiều năm tháng là “hãy huýt sáo giai điệu hạnh phúc và bạn sẽ hạnh phúc”. Tương tự thế, hãy đưa ra những tín hiệu của hai bạn đang yêu và đối tượng của bạn cũng sẽ cảm nhận được xúc cảm yêu đương.

THỦ THUẬT 3: Nhìn chăm chú

Khi trò chuyện với đối tượng của bạn, hãy tăng cường giao tiếp bằng mắt. Hãy tìm kiếm đôi mắt họ. Chăm chú nhìn vào mắt của đối tượng sẽ tạo nên không khí của cảm giác đã yêu.

Tuy nhiên, còn có nhiều việc phải làm hơn là chỉ đơn thuần nhìn sâu vào mắt họ. Bạn sẽ phải khiến cho đôi mắt của mình trở nên ấm áp và mời gọi. Chăm chú nhìn vào đôi mắt trắng dã, lờ đờ của những con cá chết thì rõ ràng chẳng thể làm gì để kích hoạt được tình yêu.

Để có “đôi mắt gợi cảm” quyến rũ

Đôi mắt gợi cảm không chỉ ở những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng mới may mắn có được. Bạn không cần phải là BeĴe Davis hay Clark Gable mới có thể được công nhận về điều đó. Tất cả chúng ta đều có cái nhìn mời gọi được giấu kỹ trong đôi mắt của chính mình.

Các nhà nhân học thậm chí đã đặt tên cho nó là “cái nhìn giao cấu”. Cái nhìn giao cấu đóng vai trò quan trọng trong khi làm tình. Chẳng hạn, trước khi quan hệ tình dục, các con tinh tinh lùn – một loài rất gần với con người – đã dành khá lâu để nhìn đắm đuối vào mắt nhau.

Tình dục mà không có giao tiếp bằng mắt là điều khó khăn với một số động vật linh trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu Phần Lan đã đưa những con khỉ đực và cái đến với nhau. Với các thiết bị quan sát, họ đã xác định được phần cơ thể nào của con cái làm con đực trở nên ngây dại trước tiên.

Khi cái nhìn đầu tiên của con đực hướng tới là bộ phận sinh dục của con cái, chỉ có 5 trường hợp xuất tinh ở con đực xảy ra. Tuy nhiên, khi con đực chăm chú nhìn vào mắt của con cái trước khi ngắm nghía những điểm riêng tư khác, có 21 trường hợp xuất tinh. (Đàn ông ơi, tăng cường giao tiếp bằng mắt trong màn dạo đầu có thể không hứa hẹn đem lại cho bạn tới 21 lần xuất tinh, nhưng chắc chắn sẽ kích thích các cảm xúc yêu thương khác từ bạn gái của anh đấy). Nhà nhân chủng học Helen Fisher đã đi xa hơn khi nói rằng: “Có lẽ chính đôi mắt chứ không phải trái tim, bộ phận sinh dục hay bộ não, mới là cơ quan đầu tiên của tình yêu lãng mạn.”

Điều gì khiến đôi mắt bạn trở nên quyến rũ và mời gọi? Điều này rất đơn giản, chỉ cần nhãn cầu mở to. (Rất tình cờ khi xem lại các bức ảnh cũ của BeĴe Davis hay Clark Gable, bạn sẽ thấy nhãn cầu của họ mở to hết cỡ. Một việc không thể nghi ngờ. Nhưng, gượm đã!)