Phần 12. Học từ những phương pháp logic

Hệ quả logic cho những hành vi không mong muốn của trẻ sẽ có tác dụng hơn nếu không cần phải báo trước

Bạn thử tưởng tượng xem nếu mẹ của Sabrina (trong bảng trang 153) ngay từ đầu trò chơi đã nói: “Đầu tiên mẹ phải nói rõ rằng nếu con bắt đầu kêu ca khóc lóc thì mẹ sẽ dừng chơi ngay lập tức.” Hoặc bố Thomas nói ngay với cậu bé trước khi ăn rằng: “Nếu hôm nay con còn làm đổ sữa thì con sẽ phải tự lau đi.” Hoặc mẹ Carola báo trước: “Nếu con còn không ăn gì, con sẽ không được cho ăn bất cứ thứ gì nữa!”. Bạn có tin rằng điều đó hữu ích không?

Trong những ví dụ này, phụ huynh nói rõ các hành vi không mong muốn của trẻ trước khi thực hiện. Qua đó họ đã phàn nàn ngay về việc đó rồi. Khi bạn nói bất cứ một điều gì, hãy xem xét các kết quả sau:

Bạn nhấn mạnh hậu quả logic của các hành vi không mong muốn ở trẻ – nhấn mạnh phần tích cực. Có thể nói như sau: “Nếu con bình tĩnh, con có thể tìm kiểu đầu phù hợp với mình.”; “Nếu con nhanh nhẹn lên, con có thể tới trường kịp giờ.” ; “Nếu con chơi trò chơi trong hòa bình, mình có thể chơi đến cuối trò.”; “Nếu con chịu đi vào nhà vệ sinh, con có thể chơi cả ngày với quần áo khô ráo, sạch sẽ.” ➞ Nghỉ lấy sức

Một trong các phương pháp có hiệu quả nhất và được khai thác tốt nhất là sử dụng “nghỉ lấy sức” hoặc “nghỉ giữa hiệp”. Cụm từ này được sử dụng trong môn thể thao: trong trận đấu có một khoảng thời gian nghỉ nhất định. Các đội chơi có thể lấy lại sức khỏe hoặc thay đổi chiến thuật chơi của mình.

GIẢI PHÁP

Sử dụng phương pháp logic nào thay vì những câu cằn nhằn vô ích

Bạn có thể áp dụng phương pháp logic một cách hiệu quả nhất như sau

Khi lời nói không còn tác dụng, bạn phải hành động. Cho con bạn cơ hội để bé hiểu rõ hơn từ những lần bị phạt. Những hình phạt độc đoán chỉ khiến trẻ chống đối chứ chẳng mang lại lợi ích gì. Bạn hiểu rằng các phương pháp phải rõ ràng, công bằng và phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, để trẻ có thể rút ra được bài học từ đó. Hành động của bạn phải nói lên được tất cả và tốt hơn là bạn nên giữ im lặng. Ngoài ra bạn còn phải chú ý ba điều sau đây:

Ngay lập tức!

Một phương pháp logic phải được áp dụng ngay lập tức, chứ không phải chờ đợi đến hôm sau hoặc hôm sau nữa hoặc tuần sau. Trẻ càng nhỏ tuổi việc này càng quan trọng hơn.

Luôn luôn!

Một lần để lại hậu quả, lần thứ hai chắc chắn sẽ tiếp tục – bạn sẽ chỉ vô tình cổ vũ cho con bạn tiếp tục tranh giành quyền lực. Một phương pháp logic phải được thực hiện liên tục, ngay khi bé có hành vi vô lý. “Luôn luôn” có nghĩa là “Điều quy định nào có giá trị hôm nay thì ngày mai cũng vẫn thế.” “Luôn luôn” cũng có nghĩa là “Quy định và phương pháp nào của mẹ thì cũng là quy định của bố. Quy định phải được thống nhất giữa bố và mẹ. Nếu không thì trẻ sẽ khiến cho bố mẹ mâu thuẫn với nhau.

Phù hợp!

Một phương pháp có ý nghĩa không chỉ theo logic, mà còn phải phù hợp: không quá bạo lực cũng không quá nhẹ nhàng. Bị quản tại nhà hai tuần chỉ vì bé đi học về trễ mười phút là quá nặng nề và giống như một hình phạt chứ không phải phương pháp logic. Thu một món đồ chơi trong vòng năm phút vì bé không chịu thu dọn đồ chơi là quá nhẹ để có thể tác động đến bé.

Là một phương pháp nuôi dạy trẻ, ngừng chơi tạm thời có thể gián đoạn hành vi quá giới hạn của trẻ. Vì thế nó cũng có thể được coi là một phương pháp logic. Cha mẹ có thể phát cho trẻ tín hiệu rằng “Bố mẹ không thể chấp nhận hành động này của con được.” Việc nói chuyện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có thể bị giảm hoặc gián đoạn trong thời gian ngắn. Có ba lựa chọn có thể nghĩ tới:

Mẹ hoặc bố ở lại với trẻtrong phòng riêng.

Mẹ hoặc bố ra khỏi phòng để lại trẻ ở đó một mình.

Đưa trẻ đến một phòng khác và để trẻ ở lại đó một lúc.

Khi phương pháp “nói rõ quan điểm” không còn thích hợp hoặc không có tác dụng, khi những phương pháp logic khác không thể sử dụng được hoặc khi phải xử lý ngay lập tức, bạn nên sử dụng phương pháp nghỉ tạm thời. Tôi đã đề cập đến phương pháp này ở những trang trước. Trong từng tình huống dưới đây, bạn có thể xác định được khi nào nên dùng phương pháp nào cho phù hợp.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nghỉ tạm thời tại phòng riêng

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bạn không thể để trẻ ở một mình, kể cả trong thời gian ngắn. Tốt hơn là bạn nên ở lại với bé trong phòng hoặc ít nhất trong tầm nhìn của bé. Với những trẻ mắc chứng bệnh sợ bị bỏ lại một mình thì cách nghỉ này có thể sử dụng đến cuối năm 3 tuổi. Bạn có thể đưa con đến góc khác trong phòng và đặt bé lên thảm ngồi. Bạn cũng có thể để bé ngồi lên ghế đẩu hoặc cho bé vào nôi cũi hoặc khi bé đã lớn hơn thì để bé ở phía bên kia cửa chặn.

Khi nào thì phải áp dụng phương pháp nghỉ tạm thời một cách có ý nghĩa nhất cho các bé ở độ tuổi này?

Khi bé làm đau người khác. Đánh, cắn, đá, kéo tóc người khác là những hành vi gây hấn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Tức giận không giải quyết được chuyện gì. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa thể đặt mình vào vị trí của người khác. Trẻ không thể hiểu được rằng chúng đang làm người khác đau với hành động đó. Tuy nhiên trẻ cần học được càng sớm càng tốt, rằng hành động này là không thể chấp nhận được. Khi bạn đánh lại hoặc cắn lại bé để bé hiểu rằng nó đau cỡ nào, bạn lại trở thành tấm gương xấu. Nghỉ cách ly tạm thời sẽ là một giải pháp có hiệu quả tốt trong trường hợp này.

Khi bé làm đổ vỡ đồ vật hoặc quăng ném đồ đạc. Trẻ nhỏ chưa thể biết được giá trị của đồ vật. Trẻ không hiểu rằng đồ vật dễ hỏng nhưng không dễ hoặc không thể sửa lại. Tuy nhiên bé có thể học được rằng bạn không thể chịu đựng được hành động này. Phương pháp logic gần nhất là lấy lại đồ vật đó từ tay trẻ. Thực hiện điều đó tương tự với các đồ vật khác và bạn có thể tiến hành phương pháp nghỉ cách ly.

Khi bé cứng đầu và khóc nhè. Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được đáp ứng ngay khi bé khóc nhè. Bố mẹ trẻ thấy điều đó rất tốt. Họ muốn con họ luôn cảm thấy đầy đủ và thoải mái. Rất tiếc là phương pháp này không có tác dụng. Ngược lại, những đứa trẻ này thường không bao giờ cảm thấy hài lòng. Trẻ la hét nhiều, vì trẻ biết rằng la hét sẽ mang lại sự chú ý và chăm sóc. Trẻ biết được khả năng của mình và không biết về sự chăm sóc yêu thương một cách đúng đắn. Vì thế mà trẻ không thể tự lo liệu cho mình được. Trẻ sẽ tưởng rằng bố mẹ cho phép trẻ làm vậy. Thời gian nghỉ cách ly bố hoặc với mẹ trong phòng riêng là một cách hữu ích để xử lý chuyện này: Trẻ không bị phạt, ở gần cha mẹ nhưng không được đáp ứng ý muốn và phải tự hài lòng với bản thân. Ví dụ sau đây cho thấy phương pháp này được áp dụng vào thực tế như thế nào.

Christina (8 tháng tuổi) vẫn còn ăn sữa hoàn toàn. Gần đây bé mọc hai chiếc răng. Cho tới nay bé không gặp vấn đề gì cả, nhưng đột nhiên khi đang bú bé cắn mạnh vào ti mẹ với hai chiếc răng sắc khiến mẹ bé phải kêu lên vì đau đớn.

Christina cần phải có một phương pháp để bé học được quy định “Trong lúc bú mình phải cẩn thận với những chiếc răng của mình”.

Mẹ bé sử dụng phương pháp nghỉ cách ly: cùng với việc nói: “Con làm mẹ đau quá!” thì bà ngay lập tức cho bé ngừng bú và đưa bé vào cũi. Sau vài phút bà vẫn ở gần bé, nhưng không để ý đến bé nữa, mặc dù Christina khóc trên thảm ngồi của mình. Sau đó mẹ bé bế bé lên, nhìn bé và nói rằng: “Giờ thì mẹ con mình thử lại nhé. Nhưng con phải cẩn thận hơn!” lần này Christina bú một cách cẩn thận và nhẹ nhàng.

Khi Christina cắn lần nữa, mẹ bé lại ngay lập tức đặt bé trên thảm ngồi và không để ý đến bé nữa. Mẹ bé chờ sau hai phút đến khi bé ngoan trở lại.

Bạn đã biết câu chuyện của Paul (8 tháng tuổi) ở phần trước. Bố mẹ Paul rất thất vọng vì cậu con trai lúc nào cũng không thỏa mãn, kêu gào hàng giờ đồng hồ mặc dù mẹ bé chú ý đến cậu từng giây từng phút.

Mỗi phút Paul lại cần có một thứ gì đó khác nhau để cậu có thể hài lòng trong vài phút. Tôi đã thống nhất nhanh với cha mẹ của Paul rằng bé cần phải học một quy định mới: “Hàng ngày mình phải tự chơi một mình trong một lúc. Trong lúc đó mẹ phải làm những việc khác nữa.” Vậy Paul học quy định này như thế nào? Bé còn chưa đầy 1 tuổi. Mẹ bé không thể chỉ bế bé vào phòng và nói rằng: “Giờ con chơi một mình nhé”. Paul vẫn còn quá nhỏ.

Sau khi ăn sáng cùng nhau, tâm trạng của Paul đang là lúc tốt nhất. Mẹ bé quyết định lúc này phải rửa bát và dọn dẹp bếp. Bà đặt Paul trên sàn, đưa cho bé vài thứ trong bếp (như cái đánh trứng và cái thìa gỗ) để chơi, ngồi xổm xuống và nhìn bé nói: “Giờ mẹ phải dọn bếp đã nhé”. Bà quyết định nhanh chóng trong mười phút làm những việc nhà đầu tiên. Paul được ngồi gần bà, nhưng không được bà chú ý.

Bé Paul nóng tính sau vài phút quăng cái đánh trứng vào trong góc, bắt đầu ôm chân mẹ kêu gào và đòi bế. Bé đã quen với việc được đáp ứng yêu cầu ngay lập tức. Nhưng mọi việc xảy ra không như những gì Paul có thể lường trước: mMẹ bé thực hiện phương pháp cách ly tạm thời. Bà lại đặt bé ra xa trên sàn và nói: “Mẹ phải dọn bếp đã”. Paul bị bất ngờ. Bé gào to hơn và lại bò đến ôm chân mẹ. Mẹ bé thực hiện y như lúc đầu: bà lại đặt bé ra xa trên sàn và nói: “Mẹ phải dọn bếp đã, con yêu (“Kỹ thuật đĩa xước”). Sau đó mẹ có thể tiếp tục chơi với con.” Việc này lặp lại thêm một lần nữa.