Phần 3. Nên chọn những quy tắc nào?

Những vấn đề thường gặp khác

Cuộc điều tra của chúng tôi còn cho thấy một vài kết quả thú vị khác.

Chứng tè dầm: Khoảng 20% trẻ 4 tuổi và hơn 10% trẻ 6 tuổi vẫn tè dầm vào ban đêm. Tuy nhiên, không có nhiều ông bố bà mẹ cho đây là một vấn đề lớn. Cha mẹ đều biết, thông thường những vấn đề thuộc về thể trạng như thế này sẽ tiến triển theo thời gian.

Sợ phải xa bố mẹ: “Con tôi khóc nhè mỗi khi cháu không được ở cạnh tôi.” Lời khẳng định này đúng với một phần tư số trẻ 1 tuổi và một phần sáu số trẻ 2 tuổi. Những đứa trẻ lớn hơn hiếm khi gặp phải vấn đề này. Quan trọng là bạn phải thật bình tĩnh và kiên trì vì nỗi sợ hãi này thuộc quá trình phát triển tự nhiên, hoàn toàn bình thường của trẻ và sẽ tự động biến mất.

Hoảng sợ trước thú nuôi hay trong một vài tình huống cụ thể: Một phần sáu số trẻ từ 2 đến 4 tuổi có dấu hiệu này. Con số này ở nhóm trẻ 6 tuổi lên tới một phần ba. Có thể rút ra được rằng, nỗi sợ hãi ở một vài tình huống cụ thể hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ thuộc giai đoạn này.

Việc ăn uống: Chỉ 4% số phụ huynh cho rằng con mình ăn quá nhiều. Trong nhóm từ 2 đến 6 tuổi, 20% số phụ huynh nói rằng con mình ăn được rất ít món. Rất nhiều người nghĩ rằng con mình ăn quá ít. Vấn đề này không thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh, nhưng một phần năm số trẻ từ 4 đến 6 tuổi có gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, kinh nghiệm của bác sĩ lại cho thấy sự khác biệt. Trong quá trình khám bệnh, ông không thấy bất cứ đứa trẻ nào có vấn đề về dinh dưỡng hay bị thừa cân cả, xét theo góc độ y học. ? GIẢI PHÁP

Các quy tắc trẻ nên sớm được học

Nếu bạn và con thường xuyên gặp phải những vấn đề như nêu ở trên, trẻ cần được học thật sớm những quy tắc sau: “Đôi lúc con phải tự chơi một mình.” “Bực tức không đem lại lợi ích gì cả.” “Con phải làm những thứ bố mẹ bảo nếu điều đó quan trọng.” “Con phải tự ngủ một mình.”

Bọn trẻ chắc chắn biết rõ nhất mình phải ăn uống bao nhiêu mới no. Nếu trẻ ăn quá ít, có thể do hai nguyên nhân chính: Hoặc là trẻ đang khỏe mạnh và tỉnh táo và chúng không cần ăn thêm nữa. Hoặc là trẻ bị ốm – và không thể ăn thêm nữa. Trong trường hợp này, cần đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời. Vấn đề “Con tôi ăn quá ít” luôn luôn ám ảnh các ông bố bà mẹ.

Tại phòng khám, tôi còn được biết những trường hợp khác, cùng những vấn đề không được đề cập trong bản khảo sát của chúng tôi nhưng lại rất quan trọng: Việc cãi cọ và ghen tị giữa anh chị em trong nhà, thái độ ứng xử hung hăng, hiếu động, nghịch ngợm và sự chóng chán, thiếu tập trung trong quá trình chơi. Nếu trẻ đã đi học, mọi thứ còn phức tạp hơn: Ngồi yên một chỗ, tập trung chú ý, tuân thủ hướng dẫn của giáo viên, thực hiện và hoàn tất các nhiệm vụ được giao, hòa hợp với các bạn cùng lớp, hoàn thành bài tập về nhà – những điều này trẻ ngày nào cũng được yêu cầu phải thực hiện. Nhưng không phải đứa nào cũng hoàn thành tất cả mọi việc.

Nghiêm túc lưu tâm đến vấn đề

Mỗi vấn đề đều cần được quan tâm đúng mực khi bố mẹ cảm nhận được, kể cả các vấn đề hiếm khi xảy ra. Tôi muốn truyền đạt những kinh nghiệm của mình cho các quý vị phụ huynh, do đó tôi đã lựa chọn kĩ càng các quy tắc cho những vấn đề cụ thể thường gặp hàng ngày. Những chỉ dẫn và gợi ý từ cuốn sách này cũng có thể được sử dụng cho nhiều vấn đề khác. § TỔNG KẾT ⇒ Mong ước và hiện thực thường cách xa nhau

Nhiều bậc cha mẹ mong đợi quá nhiều ở con cái nên khi con cái không đạt được như họ mong muốn, họ thường cảm thấy thất vọng. Điều nên làm trước tiên là phải chấp nhận tính khí của con mình dù nó có thế nào. ⇒ Trẻ có thể bắt đầu học các quy tắc từ độ tuổi sơ sinh

Một đứa trẻ sơ sinh đã có thể để ý đến phản ứng của cha mẹ và từ đó quyết định hành vi ứng xử của mình. Cho dù trong độ tuổi sơ sinh, độ tuổi nhỏ, độ tuổi mẫu giáo hay độ tuổi đến trường – trẻ học các quy tắc từ những điều vẫn thường làm hàng ngày với bố mẹ. Từ độ tuổi mẫu giáo trở đi, những ảnh hưởng bên ngoài càng trở nên quan trọng hơn. ⇒ Cha mẹ có thể lựa chọn các quy tắc cho con

Các bạn có thể vận dụng kinh nghiệm sẵn có của mình hay từ những lời khuyên của chuyên gia. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu cha mẹ biết được điều gì là quan trọng và những vấn đề nào cần tránh. ⇒ Trong sáu năm đầu tiên, cha mẹ thường hay phàn nàn nhiều về… … việc con họ lúc nào cũng muốn chơi đùa, không vâng lời, thường xuyên cáu kỉnh hay có vấn đề về giấc ngủ. Ở một vài nhóm tuổi thì nỗi sợ hãi, các vấn đề về ăn uống và chứng đái dầm buổi đêm cũng rất đáng được chú ý.