Phần 6. Nếu con bạn có thể tự nín khóc, bạn càng có lý do quan tâm và chơi cùng con hơn

Bạn càng dành nhiều sự quan tâm, yêu thương trẻ thì chúng sẽ càng ít gây sự chú ý hơn. Trẻ càng bướng thì bạn càng cần cho chúng biết những lúc bạn thấy hài lòng về chúng. Bạn có thể chỉ ngồi bên và ngắm nhìn con khi “đứa bé nghịch ngợm thường ngày” ngoan ngoãn ngồi lắp ráp lego. Bạn có thể bế con lên và âu yếm mỗi khi con ngoan thay vì hư đốn như mọi khi. “Mẹ rất vui vì có con bên cạnh” – thông điệp này thực sự cần thiết với con bạn và nó chỉ thuyết phục khi bạn nói trong lúc hai mẹ con đang hòa hợp và không có xung đột.

Thời gian quan tâm đến trẻ không cần phụ thuộc vào các hành xử của trẻ. Có như thế thì sự quan tâm của bạn mới trở thành món quá vô giá với con.

Bạn hãy đặt ra các quy định

Mỗi ngày một lần, bạn hãy dành thời gian và sự quan tâm cho trẻ. Bạn hãy quyết định thời gian nào trong ngày phù hợp nhất cho việc đó. Chỉ mười phút hay cả tiếng đồng hồ phụ thuộc vào khả năng của bạn và tùy vào việc bạn có mấy đứa con. Nhưng thời gian không quan trọng bằng tần suất. Nhiều bậc phụ huynh dành thời gian cho trẻ vào buổi tối. Nếu có thể, bạn hãy dành cho trẻ mười, 30 hoặc 60 phút mỗi ngày. Bạn nên biết rằng quy định sẽ giảm thiếu tối đa ngoại lệ. Vì thế nên chỉ trong trường hợp ngoại lệ thì bạn mới không thể dành thời gian quan tâm đến con.

Hãy để con quyết định

Trong lúc ở bên con, bạn hãy chiều theo nhu cầu và yêu cầu của chúng. Bạn hãy giải thích với con rằng: “Bây giờ con là sếp của mẹ đấy, con được quyền quyết định và mẹ sẽ tham gia cùng”. Con bạn sẽ được quyền chọn lựa sẽ làm gì cùng mẹ: Có thể bạn sẽ đọc truyện cùng con, chơi cùng con, ôm con vào lòng hoặc chỉ đơn giản là ngồi xem chúng chơi. Chơi trò gì, đọc cuốn sách nào hay nói chuyện về chủ đề gì đều do con bạn quyết định. Tuy nhiên, xem ti-vi hay gây ồn ào thì không được phép.

Bạn hãy động viên và giúp con tự tin hơn

Bạn hãy làm như vậy bất cứ khi nào có cơ hội. Lên lớp, mắng chửi hay cằn nhằn là những điều cấm kị. Bạn hãy lắng nghe con và làm tất cả những gì khiến con thấy vui.

Bạn hãy tưởng tượng nếu ai đó ngày nào cũng chăm chú lắng nghe, chấp nhận tất cả các nhu cầu của bạn, thấy mọi thứ của bạn đều tốt đẹp – những món quà ấy có phải là liều thuốc xoa dịu tâm hồn bạn không? Với những cử chỉ quan tâm, âu yếm thường xuyên của bạn, con sẽ thấy việc gây sự chú ý không còn cần thiết nữa và chúng sẽ thấy tự tin hơn vào bản thân. Và nếu con bạn được làm “sếp” mỗi ngày một lần thì nó sẽ dễ dàng chấp nhận những quy định và giới hạn mình phải tuân thủ trong suốt khoảng thời gian còn lại của ngày. § TỔNG KẾT ⇒ Dạy dỗ trẻ không thể thiếu sự xung đột

Cha mẹ phải thỉnh thoảng bắt trẻ làm những việc mà chúng không thích. Việc con bạn cố gắng chống cự lại là điều dễ hiểu. ⇒ Trẻ con rất hay gây sự chú ý

Bọn trẻ thường được chú ý nhiều hơn mỗi khi chúng cư xử không đúng mực. Thông qua đó, chúng có thể đạt được điều chúng muốn. Vì thế nên chúng chẳng có lý do gì để thay đổi hành vi của mình cả. ⇒ Gây sự chú ý là một chu trình khép kín

Con bạn hành động nhằm gây sự chú ý. Sau đó bạn chú ý đến trẻ. Trẻ sẽ nhận ra: Hành động của mình có hiệu quả. Trẻ sẽ càng gây sự chú ý còn bạn sẽ dần mất kiên nhẫn. Dần dần con bạn sẽ không còn nhận được sự quan tâm vô tư từ bạn như trước. Trẻ rút ra bài học: “Để có được sự chú ý mình phải cố gắng hành động… và bây giờ mình đã hiểu mình phải làm điều đó như thế nào”. ⇒ Bạn hãy khiến việc gây sự chú ý của trẻ thành việc không cần thiết nữa

Bạn lo lắng rằng những hành vi không đúng sẽ khiến con bạn không thể tiến bộ được. Bạn hãy lắng nghe con và sử dụng những thông điệp thể hiện cái tôi của mình. Hãy trao cho trẻ nhiều trách nhiệm hơn, áp dụng các quy định hoặc lên kế hoạch dành thời gian quan tâm đến con hàng ngày.