Phần 9. Kế hoạch đặt giới hạn
Chúng ta rất dễ lỡ lời thốt ra những câu nói đế như thế này và sau đó cảm thấy hối hận. Sau khi khen ngợi xong, bạn hãy dừng lại và trong trường hợp khẩn cấp hãy cố mím chặt môi lại – hãy để cho những ưu điểm của con được yên!
Hãy chỉ cho con những cảm xúc tích cực của bạn
Chúng ta thường hiểu lời khen bằng một câu nói bắt đầu bằng đại từ chỉ ngôi thứ hai: “Con rất can đảm!”, “Con đã làm rất đúng!”, “Con đã dọn phòng rất ngăn nắp!”.
Lời khen của chúng ta còn có tác dụng hơn khi chúng ta liên hệ với một thông điệp – cái tôi “Bố/mẹ rất ấn tượng”, “Bố/mẹ rất tự hào về con!”, “Bố/mẹ rất vui!”.
Một lời khen “bình thường” sẽ khiến con bạn: “Bố mẹ thấy được những điều tôi làm tốt”. Một lời khen với thông điệp – cái tôi khiến con bạn nghĩ rằng: “Những việc tôi làm hình như rất quan trọng đối với bố mẹ. Tôi có thể đánh thức những cảm xúc tốt đẹp ở bố mẹ. Bố mẹ và tôi hợp nhau”. Vì vậy, lời khen khiến gia đình bạn xích lại gần nhau hơn.
Bạn hoàn toàn có thể diễn đạt cảm xúc của mình mà không cần lời nói, con bạn sẽ nhìn thấy ánh mắt lấp lánh của bạn khi chúng cảm nhận được tình yêu và sự che chở của bạn trong một vài khoảnh khắc nào đó. Một cái ôm tự nhiên, một cái nhìn dịu dàng, một nụ cười mỉm, một cái xoa đầu đầy yêu thương – tất cả đều trực tiếp đi vào trái tim con và tác động ngược trở lại bạn: Con bạn cười với bạn, đứa con nhỏ của bạn sà vào lòng bạn và vòng tay quanh cổ bạn, đứa con ở độ tuổi học mẫu giáo của bạn tặng bạn một nụ hôn thắm thiết.
Con bạn có khả năng khơi gợi những cảm xúc tốt đẹp trong chúng ta bằng vô vàn cách thức
Một chu trình tích cực sẽ được vận hành trơn tru nếu chúng ta thường xuyên giám sát và khích lệ chúng cũng như thể hiện cho con thấy chúng ta đang hài lòng.
Điều kiện thứ hai:
Thắt chặt luật lệ gia đình
BẠN ĐÃ TỪNG NGHĨ những luật lệ nào đặc biệt quan trọng cho gia đình và con cái của mình chưa? Chỉ khi chính bạn tự biết bản thân muốn đạt được điều gì thì bạn mới có thể đặt ra những giới hạn hợp lý. Hãy xây dựng những luật lệ gia đình rõ ràng và dễ hiểu đối với con. Từ đó, con sẽ biết trước điều bạn mong mỏi ở chúng. Con sẽ tự nhận ra điều này khi con vi phạm một luật lệ. Và bạn có thể loại bỏ những “mệnh lệnh” hay sự cấm đoán chuyên quyền. Trên tất cả, đặt ra giới hạn còn bao gồm cả việc tuân thủ những luật lệ đó nữa.
Hãy công khai tuyên bố những luật lệ trong gia đình bạn. Hãy nhắc nhở con bạn khi chúng bắt đầu vi phạm một luật lệ trong gia đình. Hãy hỏi con bạn về điều đó và thỉnh thoảng lặp lại những luật lệ đó. Bằng cách này, bạn có thể phòng tránh được những xung đột và tranh cãi.
Trong Chương 1, bạn đã biết về sự lựa chọn quy tắc. Sau đây là một vài ví dụ về cách chúng ta đưa ra luật lệ trong gia đình. Nhưng luật lệ trong gia đình không nên cứng nhắc. Bạn có thể nhìn thấy những điều khác nhau trong mỗi gia đình và điều chỉnh tùy thuộc vào độ tuổi của con hay thông qua những thay đổi trong đời sống hàng ngày.
Bạn quyết định quy định trong gia đình mà mìnhsẽ thắt chặt nhưng hãy chú ý đến nhu cầu của con –và cả của bạn
Ngủ “Sau khi đọc truyện cho con nghe, mẹ hoặc bố rời khỏi phòng con. Sau đó, con hãy ở trong phòng mình và phải yên lặng.”
Ăn “Chúng ta sẽ ăn tại bàn. Sẽ có quy định về thời gian dành cho các bữa trong ngày. Ai cũng phải ăn. Mẹ sẽ quyết định ăn món gì. Con được phép quyết định mình muốn ăn nhiều hay ít.” “Trong lúc ăn, chúng ta đều ngồi tại bàn ăn. Con không được mang đồ chơi và sách ra bàn. Và không xem ti-vi trong lúc ăn.”
Dọn dẹp “Dọn phòng của con mỗi tuần một lần.” “Mỗi tối, đồ chơi ở trong phòng khách phải được dọn sạch sẽ.” “Con dọn cẩn thận đồ chơi cũ trước rồi mới được lấy đồ chơi mới ra.”
Cư xử với mọi người trong nhà “Chúng ta cư xử hòa bình với nhau. Không được đánh nhau, ném đồ chơi hay những vật khác. Nếu có điều khó chịu với nhau, hãy nói thẳng ra.” “Chúng ta nói chuyện thân thiện với nhau, không dùng từ thô tục và không la hét.”
Ti-vi “Bố/mẹ quyết định con được phép xem ti-vi bao lâu một lần và trong khoảng thời gian dài bao lâu. Chúng ta cùng nhau quyết định con được phép xem chương trình gì. Con chỉ được phép xem ti-vi nếu được bố/mẹ cho phép.”
Giúp đỡ việc nhà “Ai trong gia đình cũng phải làm việc nhà. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận hoặc lập ra một kế hoạch.” (Ngay cả trẻ nhỏ tuổi cũng có thể giúp làm việc nhà, như trải khăn trải bàn hoặc dọn bàn ăn.)
An toàn “Nếu chúng ta ra gần tới đường, con phải luôn luôn ở gần bố/mẹ.” “Sau khi học xong, con phải về nhà ngay. Nếu con đi đâu đó, con phải báo trước cho bố/mẹ. Con phải luôn biết mình đang ở đâu.” § TỔNG KẾT
Bạn chỉ có thể đặt ra những ranh giới hiệu quả khi thỏa mãn các điều kiện sau: ⇒ Hãy chú ý tới ưu điểm của con
Bạn hãy chú ý tới những hành vi tích cực của con. Ngay cả khi bạn phê bình hành vi nào đó của con, hãy nhìn nhận con với tính cách của chúng. Hãy động viên con. Hãy luôn nói rõ điều bạn thích ở con. ⇒ Hãy thắt chặt và nêu rõ những luật lệ trong gia đình
Con bạn phải biết về những luật lệ này. Hãy nêu rõ những quy định trong gia đình mà bạn đề ra – nếu nó liên quan đến chuyện ngủ, ăn, dọn dẹp, xem ti-vi hay ứng xử với người khác. Hãy chú ý đến nhu cầu của trẻ và cả của bạn khi thắt chặt những luật lệ này.