Phân biệt sự sôi và sự bay hơi như thế nào? Kiến thức lý 7 hay nhất

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Sự sôi là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng của lớp 7, vừa là nền tảng lại là cầu nối tri thức đem tới nhiều thông tin khác. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về hiện tượng vật lý này, hơn nữa phân biệt sự sôi và sự bay hơi ra sao không đơn giản. Vật lý học nâng cao cũng muốn làm rõ bản chất để thấy được sự sôi và sự bay hơi khác nhau ở chỗ nào. Nếu như bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc ngay bài viết này để biết thêm những thông tin chi tiết nhé. Tin rằng những điều mà chúng tôi đem đến sẽ làm bạn ấn tượng.

Không khó khi phân biệt sự sôi và sự bay hơi

Tìm hiểu về bản chất của sự sôi

Trước khi phân biệt sự sôi và sự bay hơi, chúng tôi muốn đưa đến cho bạn thông tin về bản chất của sự sôi. Hãy đọc để bạn có thể hiểu rõ nhất có thể.

Sự sôi là gì?

Nhiều người chưa biết sự sôi là gì. Trên thực tế, sự sôi là sự bay hơi, được diễn tả cả trong lòng và trên bề mặt của chất lỏng. Trong suốt quá trình mà sự sôi xảy ra (hay còn gọi là thời gian sôi), nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Tìm hiểu thêm những khái niệm về sự nóng chảy và sự đông đặc

Đặc điểm của sự sôi là gì?

Đặc điểm của sự sôi không nhiều, tuy nhiên nếu không nhớ kỹ. Các em có thể bị liệt kê thiếu trong bài thi của mình.

  Sôi ở một nhiệt độ nhất định.

  Tùy vào từng chất lỏng khác nhau, sẽ có một nhiệt độ sôi khác nhau.

  Sự sôi xảy ra ở trên mặt thoáng và ở cả trong lòng của chất lỏng.

  Khi sôi, chất lỏng sẽ không thay đổi nhiệt độ.

  Khi sôi khí hơi sẽ bay lên, và ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nhiệt độ sôi là gì?

Như chia sẻ trước phần nhiệt độ sôi là gì, mỗi một chất lỏng sẽ sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ sôi.

Nhiệt độ sôi sẽ phụ thuộc vào phần bản chất của chất lỏng. Ngoài ra phụ thuộc cả vào áp suất trên mặt chất lỏng. Nếu như áp suất của chất lỏng càng lớn, thì nhiệt độ sôi của chất lỏng cũng sẽ càng cao.

Nhiệt độ sôi của một số chất lỏng thường gặp:

  Ê te: 35 độ C

  Rượu: 80 độ C

  Nước: 100 độ C

  Thủy ngân: 357 độ C

  Đồng: 2580 độ C

Phân biệt sự sôi và sự bay hơi qua những yếu tố gì?

Khi bạn đã hiểu rõ thông tin về sự sôi. Chắc chắn việc phân biệt sự sôi và sự bay hơi sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều

Điểm giống nhau: Sự sôi và sự bay hơi giống nhau là chúng đều chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Điểm khác nhau: Đối với sự sôi, chúng bay hơi từ trên cả mặt và trong lòng chất lỏng, và diễn ra ở nhiệt độ sôi. Còn sự bay hơi chỉ diễn ra ở trên bề mặt chất lỏng. Do đó đây là cách phân biệt sự sôi và sự bay hơi chính xác và dễ hiểu nhất.

Tìm hiểu thêm về phân biệt sự bay hơi và sự ngưng tụ

Kiến thức chuyên môn cao về sự sôi và sự bay hơi

Để có thể phân biệt sự sôi và sự bay hơi, những người yêu thích vật lý có thể đọc và tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích này về từng hiện tượng vật lý khác nhau. Chúng tôi tin rằng chia sẻ mà mình mang lại sẽ khiến bạn cực kỳ hài lòng.

Thông tin chung phân biệt sự sôi và sự bay hơi

Sự sôi

Một số thông tin mở rộng ra từ khái niệm sự sôi hay được nhắc đến nhất chính là nhiệt hóa hơi. Đây là nhiệt lượng được cung cấp cho khối chất lỏng trong cả một quá trình sôi. Nó có công thức khá dễ nhớ:

Q=Lm

Trong đó, L là nhiệt hóa hơi riêng, đơn vị là J/kg, nó phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. Còn m là khối lượng phần chất lỏng đã biến thành khí và ở nhiệt độ sôi, đơn vị là kg.

Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng sẽ có độ lớn bằng với nhiệt lượng cần cung cấp để nó làm bay hơi một kg chất đó ở nhiệt độ sôi.

Điểm sôi là gì?

Điểm sôi hay còn có tên gọi khác là nhiệt độ bay hơi, điểm bay hơi. Điểm sôi của một chất lỏng chính là nhiệt độ. Khi đó, áp suất hơi của chất lỏng sẽ bằng với áp suất ở xung quanh chất lỏng. Trong trạng thái đạt cân bằng ấy, chất sẽ chuyển trạng thái từ lỏng sang khí.

Khi nhắc tới nhiệt độ thay đổi ngược lại, có nghĩa là trọng trạng thái chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng. Nó sẽ có tên gọi khác, không gọi là điểm sôi nữa, mà gọi là nhiệt độ ngưng tụ hoặc điểm ngưng tụ. Khác biệt với điểm nóng chảy, điểm sôi nhạy cảm với áp suất và rất dễ bị dao động.

Sự bay hơi

Khi phân biệt sự sôi và sự bay hơi, chúng tôi muốn làm rõ thêm về sự bay hơi. Để người đọc có thể tìm hiểu kỹ lưỡng. Phần này có nhiều khái niệm trừu tượng và khó hơn, thế nên bạn hãy đọc thật cẩn thận nhé.

Sự bay hơi là gì?

Sự bay hơi hay bốc hơi khiến nhiều người không nắm rõ đây là gì. Từ đó, họ không biết phải phân biệt sự sôi và sự bay hơi ra sao. Bay hơi là một dạng hóa hơi của một chất lỏng nào đó ở trên bề mặt. Bình thường, các phân tử bên trong một cốc nước sẽ không có đủ nhiệt năng để chúng nhanh chóng thoát ra khỏi chất lỏng. Thế nhưng đến khi có đủ nhiệt độ, chất lỏng có thể nhanh chóng chuyển thành dạng hơi.

Hướng dẫn phân biệt phân biệt sự sôi sự bay hơi

Ngoài ra, khi các phân tử va chạm với nhau, chúng có thể chuyển hóa năng lượng tới cho nhau ở rất nhiều mức độ đa dạng, và phụ thuộc nhiều vào cách các phân tử va chạm với nhau. Sự chuyển hóa này được coi là một chiều đối với những phân tử ở gần bề mặt. Và chúng có thể tích tụ được đủ năng lượng nhanh chóng để có thể bốc hơi.

Tại sao sự bay hơi lại quan trọng?

Khi phân biệt sự sôi và sự bay hơi, nhiều ý kiến cho rằng sự sôi sẽ quan trọng hơn sự bay hơi. Trên thực tế, cả hai hiện tượng vật lý này đều quan trọng. Với sự bay hơi, đây được coi là một thành phần then chốt. Từ đó giúp cho vòng tuần hoàn nước được diễn ra nhanh chóng hơn. Trong vòng tuần hoàn này, mặt trời đóng vai trò làm bay hết hơi nước từ đại dương, trong hồ và độ ẩm ở trong lòng đất từ những nguồn nước khác.

Ngoài cái tên sự bay hơi, trong lĩnh vực khác như thủy văn học. Chúng còn có cái tên chuyên ngành là sự thoát-bốc hơi nước. Thế nên nếu bạn tìm hiểu và thấy thuật ngữ này, bạn có thể hiểu rằng đây chính là sự bay hơi thông thường.

Những yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến tốc độ bay hơi?

Khi đã biết về phân biệt sự sôi và sự bay hơi, bạn nên biết thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi. Nguyên nhân chính xác định được sự bay hơi diễn ra nhanh hay chậm – để tìm hiểu kỹ càng hơn nhé. Chúng bao gồm:

  Nồng độ của các chất bay hơi bên trong không khí

  Nồng độ những chất khác bên trong không khí

  Lưu lượng của không khí

  Lực liên kết phân tử

  Áp suất

  Diện tích bề mặt

  Nhiệt độ của chất

  Khối lượng riêng của chất

Dù ít hay nhiều, bất cứ một nguyên nhân nào diễn ra đều có thể khiến cho tốc độ của sự bay hơi trở nên nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Ứng dụng thực tế phân biệt sự sôi sự bay hơi

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến cho bạn về phân biệt sự sôi và sự bay hơi. Trong chương trình vật lý 7, đây là một bài học vô cùng quan trọng, bất cứ bạn học sinh nào cũng nên nắm vững. Còn đối với những ai yêu vật lý và muốn tìm hiểu chuyên sâu, tin rằng thông tin chúng tôi mang đến đã khiến bạn thấy hài lòng. Tham khảo thêm những bài viết khác của chúng tôi về sự bay hơi, ngưng tụ để biết thêm chi tiết nhé.

Khám phá thêm những chủ đề vật lý thú vị khác

Cách đo thể tích chất lỏng? Vật lý 6

Sự biến đổi chất – các dạng bài tập hay gặp và lời giải – Vietlearn

Nhiệt kế là gì? 3 loại nhiệt kế nào phổ biến nhất bạn có biết?

Sự