Phản ứng Oxi hóa – khử lớp 8 – Các dạng bài tập hay gặp
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Hóa học là một bộ môn khoa học rất thú vị và cũng rất “khó nhằn’’ với phần lớn học sinh Việt Nam. Nền tảng của môn học này được xây dựng từ những năm lớp 8, lớp 9 của bậc THCS. Và một trong những kiến thức hóa học nền bạn nhất định phải nắm chắc trong chương trình Hóa học 8 chính là phản ứng oxi – hóa khử. Sau đây xin mời bạn đọc cùng đi sâu tìm hiểu “phản ứng oxi hóa – khử là gì?” cùng một số dạng bài tập cơ bản hay gặp nhé.
Phản ứng oxi hóa khử là gì?
Phản ứng oxi hóa – khử là một hiện tượng hóa học cực kỳ phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, trong hóa học thì người ta sẽ định nghĩa phản ứng này có tính chất học thuật hơn. Với kiến thức Hóa 8, các bạn học sinh cần hiểu loại phản ứng này là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời 2 quá trình là sự oxi hóa và sự khử.
Trong đó, sự oxi hóa là quá trình mà nguyên tử oxi hóa hợp với chất khác. Và ngược lại, sự khử là quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất ban đầu. Đi kèm với định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử, chúng ta còn có khái niệm về chất oxi hóa và chất khử.
Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
Chất oxi hóa có thể chính là oxi hoặc là chất nhường oxi cho chất khác. Còn chất khử thì lại là chất chiếm đi oxi của chất khác. Vê cơ bản Oxi hóa khử là một trong những kiến thức hóa vô cùng quan trọng trong quá trình học tập bộ môn hóa.
Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn
Ứng dụng của phản ứng oxi hóa – khử trong đời sống hàng ngày
Các phản ứng oxi hóa khử có thể bắt gặp rất nhiều trong tự nhiên, nhất là ở những chỗ nhiều kim loại đặt ngoài trời, kim loại sẽ bị phá hủy một cách vô cùng mạnh mẽ. Vậy nên, trong đời sống hiện nay, phản ứng này được ứng dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp. Đặc biệt là cơ sở của nhiều ngành công nghệ sản xuất luyện kim và công nghiệp hóa học.
Phương pháp giải bài tập phản ứng oxi hóa khử – lớp 8
Với chương trình lớp 8 ở THCS thì chủ yếu các bạn học sinh cần phải nắm vững được 2 dạng bài cơ bản liên quan đến phương trình hóa học này. Tuy nhiên, trước đó thì chúng ta cần phải bổ sung thêm một số kiến thức để có thể giải quyết trơn tru các bài tập.
Các kiến thức bổ sung để giải phản ứng oxi hóa khử bài tập
Kiến thức cần bổ sung để giải bài tập về phương trình và phản ứng oxi hóa khử là số oxi hóa của nguyên tố.
Xác định số oxi hóa trong phản ứng oxi hóa khử
Định nghĩa và quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố
Số oxi hóa của nguyên tố trong một hợp chất chính là lượng điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử trong trường hợp giả thiết rằng liên kết hóa học giữa các nguyên tử là liên kết ion.
Để xác định được số oxi hóa của một nguyên tố trong hợp chất, bạn cần nắm được 4 quy tắc cơ bản sau:
Quy tắc 1: số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0
Quy tắc 2: tổng số oxi hóa trong một phân tử bằng 0
Quy tắc 3: trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa bằng luôn điện tích của ion đó. Còn trong ion đa nguyên tử thì điện tích của ion đó bằng tổng số số oxi hóa của tất cả các nguyên tố.
Quy tắc 4: số oxi hóa của Hidro trong hầu hết các hợp chất sẽ là +1 (trừ các hidrua kim loại). Còn Oxi thì có số oxi hóa bằng -2 trừ H2O2 và OF2.
Sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc nhiều nguyên tố trong phản ứng oxi hóa – khử
Các chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng hóa học luôn có sự thay đổi về số oxi hóa khi tham gia vào phản ứng oxi hóa – khử.
Sự thay đổi số oxi hóa của các chất
Trong đó, chất khử (hay còn gọi là chất bị oxi hóa) là chất nhường electron nên số oxi hóa sẽ tăng sau khi kết thúc phản ứng. Ngược lại, chất oxi hóa (hay còn gọi là chất bị khử) là chất nhận electron nên số oxi hóa sẽ giảm sau khi kết thúc phản ứng.
Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12
Các dạng bài tập cơ bản về phản ứng oxi hóa khử – lớp 8
Dạng bài tập về phản ứng oxi hóa – khử chủ yếu gặp trong chương trình lớp 8 là nhận biết đâu là chất khử, đâu là chất oxi hóa,… Và dạng thứ 2 là lập hoặc cân bằng các phương trình oxi hóa theo yêu cầu đề bài đồng thời xác định các chất khử và chất oxi hóa. Về cơ bản thì 2 dạng bài tập này đều chỉ ở mức nhận biết cơ bản chứ chưa nâng cao quá nhiều. Tuy nhiên, để giải được thì chắc chắn bạn cũng phải có nền tảng tương đối vững vàng về môn Hóa ở cấp THCS.
Ngoài ra, để vận dụng thêm nhiều ví dụ về phản ứng oxi hóa khử thì sách giáo khoa cũng như sách bài tập Hóa học 8 cũng sẽ bổ sung một số bài tập tính toán số mol, lượng chất có liên quan đến loại phản ứng này.
Ảnh minh họa một dạng bài phản ứng oxi hóa – khử
Trên đây là một số kiến thức cơ bản cũng như dạng bài hay gặp về phản ứng oxi hóa – khử trong chương trình Hóa học 8. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh.
Tính chất hóa học của Oxi hóa 8 – lưu ý quan trọng khi học
Tính chất hóa học của muối lớp 9 – Các dạng bài hay gặp
Hóa lớp 10 – Kiến thức trọng tâm và các dạng bài trong