Phương pháp dạy học sinh tiểu học

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Các bé ở độ tuổi từ 6 – 11 hầu như còn rất ham chơi, chưa thật sự hiểu về tầm quan trọng của việc học. Vì thế, việc rèn dũa nhận thức cho “những tờ giấy trắng này” đòi hỏi sự kiên nhẫn, định hướng đúng đắn và phải thật sự cứng rắn.

Ngoài ra, những thầy cô giáo dạy tiểu học còn phải tâm lí và đưa nhận thức của các em về việc học một cách tự nhiên, không nên gò bó. Trung tâm Vietlearn chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những phương pháp giảng dạy tích cực sau nhằm một phần hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức cũng như hình thành nhân cách cho các em từ thuở ươm mầm.

Thưở xưa, con người ta vẫn thường nói: “Của cho không bằng cách cho”, không gì đúng hơn khi khi so sánh điều này với việc giảng dạy và học tập. Dù giáo viên có xuất sắc đến đâu nhưng không biết cách truyền dẫn kiến thức thì vẫn xem như thất bại trong nghề giáo. Theo các chuyên gia nhận xét, bậc Tiểu học đứng về kiến thức khoa học thì không nhiều lắm nhưng không dễ thành công. Thực tế cho thấy, giáo viên tiểu học đang có xu hướng thiếu nhân sự trầm trọng.

Để truyền đạt được kiến thức và giúp các bé đam mê học tập, giáo viên tiểu học phải có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, chỉ bảo khéo léo, thu hút. Đồng nghĩa với việc giáo viên tiểu học phải trang bị cho mình phương pháp dạy học sinh động, đặc biệt phải nắm được tâm tư của trẻ thật tinh ý.

Sự vui vẻ, hài hước là liều thuốc tốt nhất cho giáo dục. Chính vì vậy mà ngày nay, càng có nhiều trường học đặc biệt là trường quốc tế áp dụng phương pháp “vừa học vừa chơi”. Phương pháp này giúp trẻ dễ tiếp thu mà còn giúp trẻ chủ động, vận động não bộ nhiều hơn theo chiều hướng tích cực.

Ngoài năng khiếu, có thể nói tính cách của thầy cô tựa như nguồn cảm hứng, tác động lớn nhất đến việc học của trẻ. Thầy cô phải là người am hiểu tâm sinh lý học sinh, có cách giảng bài một cách ngắn gọn, xúc tích để bài học dễ đi sâu vào trí nhớ. Giáo viên càng hài hước, dí dỏm học sinh càng thích học môn đó.

Trẻ ở những năm tháng đầu đời rất hiếu động, luôn tò mò và thích khám phá những điều mới lạ chính vì vậy để trẻ “ngoan” theo đúng tiêu chí của người lớn thật không dơn giản chút nào. Trong giai đoạn này dù trẻ có nghịch ngợm, không nghe lời bao nhiêu thì các bậc phụ huynh và giáo viên cũng không nên quát tháo, sử dụng đòn roi để răn đe. Bạo lực học đường và áp lực tâm lý sẽ tác động xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Những giáo viên tiểu học vừa làm thầy, vừa làm bạn mà cũng vừa là cha mẹ của các em trên chặng đường chinh phục tri thức và hoàn thiện nhân cách. Ngoài giỏi kiến thức chuyên môn, lập trường chắc chắn, các giáo viên luôn phải dành trọn yêu thương học sinh như con của mình vậy, có như vậy giữa cô trò mới có sự gắn kết. Giáo viên mới dốc hết sức dạy học.

Với lối giáo dục truyền thống, mỗi khi bước vào lớp, thầy cô giáo thường kiểm tra học sinh về việc chuẩn bị bài mà ít khi chú tâm xem học sinh muốn gì ở thầy cô? Việc tạo áp lực học tập sẽ khiến tiết học nhàm chán, tẻ nhạt và không có hiệu quả.

Trong môi trường giáo dục tiên tiến hiện nay, giờ học của học sinh tiểu học rất thoải mái không phải ngồi yên một chỗ. Các giáo viên tiểu học phải khéo léo kết hợp các môn học với những phần trò chơi liên quan để tăng hiệu quả giáo dục. Ví dụ như, trẻ có thể học Toán trong môn tiếng Anh, học tiếng Anh trong môn Mỹ thuật, học văn bằng âm nhạc nên tiết học rất thú vị. Chỉ có vừa học vừa chơi như vậy trẻ mới cảm thấy phấn chấn khi đặt chân đến trường, luôn hào hứng với những kiến thức mới.

Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ còn rất non nớt và chưa thích nghi với cuộc sống. Thay vì để trẻ nói câu “cô cùng con chơi trò chơi nhé!” thì các giáo viên tiểu học phải chủ động đồng hành cùng trẻ đặc biệt là trong các hoạt động ngoại khóa, buổi dã ngoại, tham quan viện bảo tàng. Từng bước hướng dẫn các em rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao khả năng tương tác, thắm chặt tình thầy trò.