Quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ra làm gì?
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Quản trị kinh doanh là một ngành học “hot” nhất hiện nay với cơ hội việc làm nhiều, khả năng thăng tiến cùng mức thu nhập cao. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên lựa chọn ngày học này không thi hãy theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Quản trị kinh doanh là ngành thực hiện các công việc quản trị trong quá trình kinh doanh nhằm duy trì, phát triển công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bao gồm các công việc hoạt định hệ thống, tạo ra quy trình, tối đa hóa hiệu suất kinh doanh bằng sự tư duy và quyết định của nhà điều hành.
Ngành quản trị kinh doanh được chia ra là nhiều chuyên ngành khác nhau bao gồm: quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị truyền thông, thương mại hay marketing,….
Ngành quản trị kinh doanh học những gì?
Tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo mà chương trình học ngành quản trị kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản sau:
Kiến thức về lý luận chính trị
Hiểu biết đúng đắn về các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chấp hành nghiêm túc theo đúng pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan làm việc sau khi tốt nghiệp.
Có thế giới quan, nhân sinh đúng đắn, khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách tích cực và logic.
Có tinh thần đạo đức, trách nhiệm với nghề nghiệp, đơn vị làm việc sau này.
Tích cực, chủ động, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, tính chuyên nghiệp cao,…
Kiến thức về ngoại ngữ- tin học
Nắm chắc các thuật ngữ chuyên môn về ngành nghề kinh doanh, sử dụng và nghiên cứu tài liệu nước ngoài nhanh chóng, hiệu quả.
Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để lựa chọn, xử lý mô tả, chứng minh số liệu để xây dựng báo cáo và đưa ra quyết định.
Kiến thức chuyên môn
Sinh viên khi học quản trị kinh doanh sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn:
Quản trị kinh doanh tổng hợp: Bên cạnh các kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, chiến lược kinh doanh, quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận với các kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng,..
Quản trị kinh doanh quốc tế: Sinh viên sẽ trang bị các kiến thức vững chắc về lý thuyết phân tích sự tác động của các yếu tố toàn cầu đến hoạt động của doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, phân tích tài chính, định giá sản phẩm,….
Marketing: Chuyên ngành marketing sẽ bao gồm các nghiên cứu về thị trường, mối quan hệ khách hàng, chương trình phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm cũng như quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
Quản trị kinh doanh thương mại: Cung cấp các kiến thức lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế; đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị doanh nghiệp thương mại hiệu quả, thành công.
Một số kỹ năng khác
Kỹ năng phân tích và phản biện
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Kỹ năng tự phát triển và nhận thức.
Các chuyên ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh tổng hợp: Học viên sẽ được cung cấp các kiến thức về nền tảng liên quan đến quản trị bao gồm quản trị bán hàng, tài chính hay sản xuất, quản trị dự án,….
Quản trị kinh doanh quốc tế: Sinh viên sẽ nắm chắc kiến thức về việc phân tích các yếu tố tác động đến kinh doanh mang tính toàn cầu như kinh tế, chính trị, công nghệ hay quy trình sản xuất,…giúp tăng khả năng xây dựng các chiến lược kinh doanh, mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.
Ngành quản trị marketing: Bao gồm việc đào tạo các kiến thức liên quan đến marketing như nghiên cứu thị trường, định giá, các chiến lược xúc tiến,…
Ngành quản trị kinh doanh thương mại: Mang đến cho học viên một lượng kiến thức chuyên môn về kinh doanh thương mại khu vực trong và ngoài nước. Đồng thời đào tạo các nghiệp vụ, tham mưu đối các cấp quản lý để chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Đối với ngành quản trị kinh doanh, sau khi ra trường bạn sẽ làm việc trong một số lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng,…dưới đây là các thông tin chi tiết:
Chuyên viên phòng kinh doanh
Đây là vị trí quan trọng trong việc duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, chuyên viên kinh doanh chính là những người quản lý trong bộ phận kinh doanh, đề ra các chiến lược, khai phá, tiếp cận thị trường với mục đích bán được nhiều sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh càng tốt, mang lại lợi nhuận, quy trì hoạt động của doanh nghiệp. Mức lương trung bình từ 7-10 triệu VNĐ/tháng.
Chuyên viên phòng kế hoạch
Là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch, theo dõi quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chúng được thực hiện theo đúng kế hoạch. Thực hiện các công việc như nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất theo tháng, tuần; theo dõi đơn hàng theo dõi tiến độ sản xuất để kịp thời gian xuất hàng; tính toán nguyên vật liệu cho sản xuất, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trên hệ thống. Mức lương trung bình cũng từ 7-10 triệu VNĐ/tháng.
Chuyên viên phòng marketing
Là người thực hiện các kế hoạch do giám đốc và trưởng phòng marketing đề ra, đảm bảo cho hoạt động marketing diễn ra trơn tru. Được coi là người quản lý kho vũ khí với chiến thuật khôn ngoan, nhằm quảng bá dịch vị và hình ảnh của công ty.
Các công việc chính như:
Tiếp nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, triển khai, theo dõi các hoạt động trong kế hoạch.
Tốc độ và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép.
Quản lý hệ thống kênh marketing, báo cáo tình hình hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Mức lương trung bình từ 7-12 triệu đồng.
Chuyên viên chăm sóc khách hàng
Là người trực tiếp liên hệ khách hàng của công ty nhằm hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà cty cung cấp. Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ chịu trách nhiệm ghi chép và cung cấp thông tin cho bộ phận xử lý kỹ thuật, đánh giá chất lượng và thu nhận feedback của khách hàng.
Các công việc chính bao gồm
Tiếp nhận, xử lý các yêu cầu của khách hàng.
Đảm bảo đầu vào của thông tin khiếu nại, vấn đề giải quyết của khách hàng.
Phối hợp quảng bá các khuyến mãi, các gói dịch vụ ưu đãi của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Lập báo cáo, thực hiện các cuộc khảo sát về chất lượng dịch vụ.
Chuẩn hóa các quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Ngành quản trị kinh doanh nên học trường nào?
Tại Việt Nam có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành học quản trị kinh doanh nhưng được nhiều sinh viên lựa chọn theo học là những trường sau đây:
Đại học kinh tế quốc dân
Đại học kinh tế quốc dân là cái nôi đào tạo chuyên sâu về kinh tế, nổi bật nhất là ngành quản trị kinh doanh. Khoa quản trị kinh doanh của ĐH kinh tế quốc dân được thành lập từ năm 1956, tiền thân là Khoa Công- Nông.
Các chương trình, chuyên ngành đào tạo bậc cử nhân gồm có các ngành như quản trị doanh nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh tổng hợp và quản trị doanh nghiệp chất lượng cao. Đối với bậc cao học gồm có 3 chuyên ngành trên và chuyên ngành kinh tế công nghiệp. Bậc tiến sẽ có chuyên ngành kinh tế công nghiệp.
Đến nay, khoa quản trị kinh doanh của trường đã có khoảng 175 đề tài, bao gồm các chương trình và đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và hợp tác với nước ngoài. Khoa có truyền thống đi đầu trong phong trào công đoàn, văn nghệ thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học sinh viên.
Đại học ngoại thương
Học quản trị kinh doanh ở ĐH ngoại thương cũng là một gợi ý mà bạn không thể bỏ qua. Khoa được thành lập tháng 4/1999 trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra. Với sự ra đời của khoa quản trị kinh doanh đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với ĐH ngoại thương. Từ một trường đơn ngành đã trở thành trường đào tạo đa ngành trong các khối trường đại học về kinh tế.
Kế thừa và phát huy truyền thống đào tạo, khoa quản trị kinh doanh đã nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu,…có đóng góp lớn trong việc nâng cao chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước.
Đại học kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội
Viện quản trị kinh doanh là viện đào tạo thuộc trường ĐH kinh tế- ĐHQGHN với sứ mệnh cung cấp các doanh nhân tài ba và hệ thống lý thuyết quản trị kinh doanh phù hợp với Việt Nam vào từng thời kỳ phát triển.
Giảng viên của khoa bao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có trình độ chuyên môn sâu rộng. Được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng hàng đầu trong và ngoài nước.
Học viện tài chính
Khoa quản trị kinh doanh của ĐH tài chính được thành lập ngày 16/3/2003. Năm 2006, đơn vị này đã mở hai chuyên ngành đào tạo mới đó là chuyên ngành marketing và chuyên ngành quản trị doanh nghiệp với quy mô tuyển sinh mỗi khóa là 120 học viên. Hai bộ môn được chuyển về khoa đó là Bộ môn marketing (từ khoa tài chính quốc tế) và Bộ môn quản lý kinh tế (khoa tài chính doanh nghiệp). Kể từ năm 2014, quy mô đào tạo đã tăng gấp đôi, 240 sinh viên mỗi khóa.
Hy vọng với các thông tin trên đây, sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về ngành quản trị kinh doanh; từ đó đưa ra quyết định chọn lựa trường, ngành học phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, miễn phí hoàn toàn.