Quota (hạn ngạch xuất khẩu là gì) và các điều khoản hạn ngạch
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Quota là gì? Là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước, ổn định thị trường, thành phần kinh tế và giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.
Quota là gì?
Quota chính là bạn ngạch xuất nhập khẩu. Là biện pháp quản lý của Nhà nước, quy định giới hạn hàng hóa được phép xuất khẩu và nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Biện pháp này được chính phủ áp dụng vào những mặt hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế như gạo, sản phẩm dệt may,…để kiểm soát hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước cũng như điều tiết thương mại quốc tế.
Hạn ngạch là một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước, ổn định thị trường, thành phần kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Những loại mặt hàng thiết yếu, quan trọng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các hạn ngạch. Các hạn ngạch sẽ kiểm soát được số lượng hàng hóa nhập khẩu và giới hạn được số lượng xuất khẩu để ổn định số lượng và giá cả trong nước.
Phân loại quota
Hạn ngạch thương mại quota được chia ra làm 2 loại chính sau:
Hạn ngạch xuất khẩu
Đưa ra những quy định về hạn chế số lượng, khối lượng và các giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đây là hạn ngạch được sử dụng ít nhất hiện nay.
Hạn ngạch nhập khẩu
Đưa ra những quy định về hạn chế số lượng, giá trị và khối lượng của hàng hóa nhập khẩu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị nội địa của hàng hóa nhập khẩu khiến giá của của hàng hóa tăng cao.
Tác động của hạn ngạch nhập khẩu tương đối giống với thuế nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng không mang lại nguồn lợi nhuận cho Chính Phủ.
Có 2 hạn ngạch nhập khẩu chính, đó là:
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn về số lượng hàng hóa nhất định, tham gia thương mại trong khoảng thời gian cụ thể.
Hạn ngạch tuyệt đối: Cho phép nhập khẩu một số loại hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong thời gian áp dụng hạn ngạch. Số lượng nhập vượt quá giới hạn sẽ có mức thuế cao hơn.
Bên cạnh đó còn có một số hạn ngạch đặc biệt khác như:
Hạn ngạch thuế quan
Là chế độ phân biệt về thuế quan dựa theo lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Có 2 loại thuế suất đó là:
Thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp cho khối lượng trong hạn ngạch chính là thuế quan ưu đãi.
Thuế suất cao dành cho khối lượng vượt hạn ngạch.
Mức độ chênh lệch của 2 mức thuế suất này thường khá cao.
Hạn ngạch quốc tế
Là loại hạn ngạch sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng để khống chế khối lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước thành viên nhằm giữ giá ổn định cao trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chung cho các thành viên trong hiệp hội.
Điều kiện áp dụng hạn ngạch thương mại quota
Tại điều XI của Hiệp định GATT 1994 phiên bản mới của GATT và một phần của hiệp định WTO điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hóa có hạn chế đối với việc áp dụng hạn ngạch trong hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa của các nước và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Các quốc gia không được sử dụng biện pháp hạn ngạch vì các lý do như không minh bạch, dễ bị biến tướng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, WTO vẫn cho phép các quốc gia sử dụng biện pháp hạn ngạch trong một số trường hợp như:
Hạn chế, ngăn ngừa cũng như khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm mang tính trọng yếu đối với các bên ký kết xuất khẩu.
Nhằm bảo vệ tình hình tài chính, hoạt động đối ngoại và cán cân thanh toán.
Các quốc gia đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của chính phủ về việc đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.
Bảo vệ đạo đức xã hội, con người, hay động vật quý hiếm,…
Bên cạnh đó sẽ có một số điều kiện đi kèm cho các quốc gia áp dụng hạn ngạch như:
Tránh gây tổn hại cho quyền lợi thương mại và kinh tế của các bên tham gia ký kết.
Không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu
Các quốc gia cần phải công bố thời gian cụ thể và những thay đổi nếu áp dụng theo đúng hạn ngạch.
Một số hạn chế của hạn ngạch xuất khẩu quota
Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước, kiểm soát số lượng hàng hóa xuất-nhập,…hạn ngạch xuất khẩu cũng bộc lộ một số bạn chế. Cụ thể:
Khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng cao, hạn chế được sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước, giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng khiến họ khó tiếp cận được sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.
Gây lãng phí nguồn lực xã hội, nhà nước không thu được lợi nhuận.
Có thể biến doanh nghiệp thành một đơn vị độc quyền về hàng hóa.
Dễ biến tướng, phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong việc xin hạn ngạch của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng tham nhũng, hối lộ.
Tình trạng buôn lậu hàng hóa xảy ra
Hiện nay, Việt Nam đang xem xét và hủy bỏ một số hạn ngạch thương mại với một số mặt hàng quan trọng như đường mía. Theo cam kết tại điều 20 của Hiệp định ATIGA được ký năm 2009, Việt Nam đã đưa cam kết sẽ không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng đường. Tuy nhiên, do đường mía là ngành sản xuất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của nước ta cũng như cần tới sự đồng ý của các nước trong khối ASEAN nên Việt Nam đã hoãn cam kết này đến năm 2020. Thời hạn chính thức việc thực hiện dỡ hạn ngạch nhập khẩu mía đường với các nước thành viên trong khối ASEAN đã được thực thực hiện từ ngày 1/1/2020.
Với các nội dung thông tin trong bài viết “Quota (hạn ngạch xuất khẩu là gì) và các điều khoản hạn ngạch” hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Truy cập website Vietlearn.org để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác nhé.