Rèn luyện tư duy phản biện

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Tư duy phản biện là một kỹ năng vô cung cần thiết cho mỗi bạn sinh viên. Nó không những giúp các em có một công việc tốt cho tương lai mà còn giúp chính bản thân mình vượt trội so với những người khác. Vậy Tư duy phản biện là gì? Và làm sao để rèn luyện tư duy phản biện? Hãy cùng trung tâm tìm hiểu nhé!

Tư duy phản biện (Critical thinking) còn được gọi là tư duy phân tích. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó.

Khi nhìn vào một vấn đề, chúng ta đánh giá được nó là sai hay đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật.

Còn theo định nghĩa của Wikipedia, thì tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lô-gíc, đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy phản biện thường được hiểu là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác.

  1. Tích cực trao dồi kiến thức cho bản thân:

Không phải nghe nói tới phản biện là mọi người đều nghĩ phải làm sao để ăn nói thật tốt, để có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là các em phải trao dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực đối với ngành nghề mình đang làm việc. Tập thói quen quan sát và học hỏi thật nhiều kiến thức để khi biện luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.

  1. Hãy có một tầm nhìn khách quan:

Muốn có tư duy phản biện tốt thì đòi hỏi các em phải có cái nhìn khách quan một vấn đề nào đó. Đặc biệt là không suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo kiểu cảm tính hay để cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan, thay vào đó là suy nghĩ khách quan mọi việc. Có như thế thì các em mới lập luận được những vấn đề một cách logic và chính xác.

  1. Hãy tự tạo thắc mắc để hoàn hảo:

Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó thêm hoàn hảo hơn. Điều này giúp cho mọi việc được tốt hơn, phòng những trường hợp không hay xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây là cách để mọi thứ của bạn được hoàn hảo hơn và tránh các sai sót.

  1. Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến:

Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế ào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

TÓM LẠI:

Tư duy phản biện thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Quá trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.

Đây là một kỹ năng quan trọng vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình, làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành công được.

Nếu có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình học thì các em comment để được trung tâm giải đáp và giúp đỡ nha. Like và share để các bạn mình cùng tham khảo với các em nhé!