Rốt cuộc, do đâu mà có hiện tượng chu kỳ và chu kỳ dài ngắn của triều?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 6 – Arkady Leokum

Trái đất tự quay và quay quanh mặt trời, mặt trăng lại quay quanh trái đất. Ba quả cầu này quay quanh nhau và hút lẫn nhau, trái đất bị sức hút mặt trời và mặt trăng. Theo tính toán, mặt trăng hút trái đất mạnh hơn mặt trời nhiều, cho nên, “lực hút triều” gây nên hiện tượng mặt nước biển trên trái đất lên xuống chính từ mặt trăng.

Nếu trong một ngày, trái đất hướng và quay lưng về mặt trăng hai lần, mặt nước biển có hiện tượng lên xuống hai lần và triều sai cơ bản bằng nhau. Trong một ngày, trái đất hướng và quay lưng về phía mặt trăng một lần, mặt nước biển chỉ có một lần lên xuống, triều sai mỗi ngày cơ bản bằng nhau. Loại triều trước và triều nửa ngày (bán nhật triều), loại sau là triều cả ngày (toàn nhật triều). Nếu triều ở vào giữa hai loại triều kể trên gọi là triều hỗn hợp.