Sạt núi xảy ra như thế nào?
Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam T rung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong phạm vi hơn 100 km vuông phát sinh đất cát và đá sạt lở, phá hoại những cánh đồng lớn, lấp nhiều kênh nước, thậm chí phá hoại một nhà máy điện ở gần đó, nhân dân gọi đó là hiện tượng sạt núi.
Sạt núi là núi bị lở, thường phát sinh ở những sườn núi có độ dốc lớn. Đó là hiện tượng địa chất thường gặp. Đất đá ở đó dưới tác dụng của trọng lực mà sạt lở. Khi động đất, các ngọn núi bị chấn động sinh ra sự sạt lở ấy, khi không có động đất cũng có thể phát sinh.
Núi sạt lở là do đất đá trên sườn núi trước đây dưới tác dụng của địa chất như bị phong hoá mà đã bị tách ra, một khi không thể duy trì được nữa thì sẽ bị sạt lở. Nhưng sự sạt lở tự nhiên thường quy mô nhỏ, chỉ hạn chế ở những chỗ cá biệt.
Có lúc nham thạch trên vách núi chưa hoàn toàn bị nứt vỡ, trọng lượng chưa đến nỗi tách khỏi núi mẹ, nhưng do động đất gây ra chấn động nên tầng nham thạch đó bị phá vỡ, sạt lở từng mảng lớn. Động đất mạnh có lúc còn khiến cho những tảng đá trên các ngọn núi tuy không dốc lắm, cũng bị nảy lên mà lăn xuống. Cho nên sự sạt lở do động đất gây ra thường quy mô lớn, phạm vi rộng.
Lở núi cũng gây ra những tổn hại rất nghiêm trọng về người và tài sản cho nhân dân. Ở Chilê phát sinh một trận động đất cấp 8,5 đã gây lở núi trong phạm vi lớn. Đất đá sạt lở làm tắc cả dòng sông, nước hồ dâng lên, tràn ra nhấn chìm thành phố cách đó 65 km.
T ình trạng tương tự ở những vùng khác cũng đã từng phát sinh. Nhưng sạt lở núi có thể ngăn ngừa được. Chỉ cần chúng ta có kế hoạch xử lý trước những chỗ có thể sạt lở, hoặc xây tường chắn ở những chỗ thích hợp thì có thể giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
T ừ khoá: Lở núi; Nham thạch bị phong hoá.