Scam, scammer là gì? Các dạng scam được dùng hiện nay

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Scam là một trong những thuật ngữ không còn xa lạ với mọi người hiện nay nhất là với ai làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết các thông tin liên quan đến vấn đề này. Vậy nên trong bài viết này chúng sẽ giải thích khái niệm scam, scammer là gì? Các dạng scam.

Scam là gì ?

Scam là một từ lóng trong tiếng Anh, có nghĩa là lừa đảo. Theo định nghĩa, scam được sử dụng để mô tả bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào kiếm tiền từ nạn nhân mà không bị nghi ngờ. Nói cách khác scam chính là một hình thức của “lừa đảo trực tuyến”.

Scam là gì ?

Với việc bùng nổ internet như hiện nay, scam ngày càng phát triển mạnh mẽ, sinh ra nhiều biến thể. Do đó, nếu bạn là người sử dụng internet thì hãy cẩn thận với các hình thức scam.

Scammer là gì ?

Scammer được sử dụng để gọi các đối tượng lừa đảo. Các scammer có nhiều mánh khóe khác nhau để lợi dụng lòng tin của bạn bè, người thân để kiếm tiền. Hiện nay có rất nhiều scammer, để không bị “mất tiền oan” bạn hãy thông minh khi thực hiện các hoạt động trong quá trình giao dịch. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều scammer nhất trên thế giới.

Các dạng scam hiện nay

Có rất nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến nhưng mục đích chính là ăn cắp thông tin hoặc ăn cắp tiền hoặc tài sản. Scammer sẽ sử dụng nhiều phương pháp lén lút để ăn cắp thông tin của bạn. Sau đó thực hiện các hàng vi gian lận như mở thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng. Dưới đây là các dạng scam phổ biến nhất hiện nay.

Scam email

Đây là hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Bạn sẽ nhận được một email giả danh của ngân hàng để thông báo rằng bạn đã rút tiền, trên thực tế, bạn không hề thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Email đó yêu cầu bạn xác nhận thông tin, khi điều các thông tin theo yêu cầu thì mới là lúc họ đánh cắp tài khoản ngân hàng của bạn.

Scam email

Scam đấu giá

Hình thức lừa đảo này được thực hiện dưới dạng một người nào đó bán đấu giá cổ vật trên các trang đấu giá trực tuyến nhưng thực chất là ảo. Sau khi người mua mua xong thì mới biết đó là lừa đảo. Ví dụ bạn A tuyên bố bán cổ vật cho bạn B, khi bạn B hoàn thành các thủ tục thanh toán thì bạn A không có cổ vật đó và lặn mất tăm.

Lừa đảo quyên góp

Hình thức này đang được phổ biến trên mạng xã hội hiện nay. Họ lợi lòng tốt của mọi người, đăng tải các thông tin người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật và đang cần quyên góp tài chính. Những người nhẹ dạ cả tin đã quyên góp tiền và chiếm đoạt số tiền của các vị mạnh thường quân.

Lừa đảo qua các cuộc gọi

Hình thức lừa đảo này sẽ có kịch bản trước đó. Một người tự xưng là nhân viên kỹ thuật từ công ty máy tính sẽ gọi điện và thông báo với bạn là máy tính của họ bị nhiễm virus hoặc bị tấn công bởi hacker. Tiếp đến, họ sẽ cung cấp các kiểu kết nối từ xa với máy tính để khắc phục. Lúc này họ sẽ lợi dụng để đánh cắp thông tin cá nhân trên thiết bị của bạn.

Lừa đảo qua các cuộc gọi

Lừa đảo đầu tư

Lợi dụng nhu cầu làm giàu của nhiều người hiện nay, các scammer sẽ tạo ra rất nhiều kịch bản để tạo cơ hội kiếm tiền sau đó đưa cơ hội đến với bạn khiến bạn “tiền mất tật mang”. Nếu như hình thức đem lại nhiều tiền bạc đấy vậy tại sao họ lại chia sẻ cho một người không quen biết như bạn?

Lừa đảo việc làm và thu nhập

Các bạn sinh viên là đối tượng được nhắm tới đầu tiên. Hình thực này sẽ được thực hiện bằng cách yêu cầu bạn chuyển cho họ một khoản tiền để họ tìm cho bạn một công việc nhẹ với mức lương cao.

Catfish (Hẹn hò trực tuyến)

Một người hoặc nhóm người sẽ tạo lập hồ sơ trực tuyến giả mạo với ý định lừa đảo người khác. Ví dụ như một người phụ nữ có thể tạo một hồ sơ trên các web scam hẹn hò trực tuyến, tạo mối quan hệ với nhiều người. Sau thời gian kết bạn và làm quan thì người đó sẽ thực hiện các cách như vay tiền hoặc sử dụng các thông tin cá nhân để thực hiện các hoạt động gian lận, trục lợi.

Hẹn hò trực tuyến qua facebook

Lừa đảo 419

Lừa đảo 419 còn có tên gọi khác là lừa đảo Nigeria. Hình thức này cũng đánh vào lòng tham, sự cả tin của người khác. Danh xưng 419 lấy từ điều luật chống gian lận của Nigeria. Người ta gọn những người lừa đảo này là 419-er. Những người này sẽ gửi email tự xung là kế toán trưởng của công ty hoặc nhân viên ngân hàng đề nghị bạn hợp tác và yêu cầu bạn cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để họ gửi tiền. Nhưng trên thực tế, thông tin này sẽ không được gửi tiền mà công cụ để họ lừa bạn.

Hy vọng các thông tin trên đây về “Scam, scammer là gì? Các dạng scam hiện nay” sẽ giúp bạn tránh gặp phải các rắc rối không đáng có. Nếu có các thắc mắc nào liên quan đến bài viết hãy comment phía dưới để chúng tôi giải đáp và tư vấn bạn miễn phí.