Senior là gì? Cách phân biệt senior và junior

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Senior là gì? Là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay, dùng để phân chia trình độ làm việc của nhân viên làm cùng trong một lĩnh vực tại một công ty, doanh nghiệp. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa senior và junior. Vậy thì hãy theo dõi nội dung thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Senior là gì? Các khái niệm liên quan

Senior là gì?

Trong tiếng anh senior có nhiều định nghĩa khác nhau. Khi là tính từ, có 2 tầng nghĩa:

older or more experienced people

holding a high and authoritative position

Khi là danh từ thì có nghĩa là A person who is a specified number of years older than someone else.

Trong tiếng việt, senior được hiểu là người có thâm niên lâu hơn hoặc cấp bậc cao hơn trong việc. Nói một cách đơn giản nhất thì người ta gọi là “tiền bối” hoặc “cao cấp”.

Khái niệm senior được sử dụng dùng để chỉ người có kinh nghiệm và chuyên mộ trong một lĩnh vực từ 4 – 5 năm. Với khả năng làm việc độc lập, senior có thể tự mình khắc phục được những khó khăn phát sinh trong công việc.

Senior được chia làm nhiều cấp độ khác nhau tùy vào năng lực riêng của mỗi người. Trong một số trường hợp, đi làm chỉ khoảng 3 năm là đã nhận được danh hiệu này vì họ thể hiện được năng lực của bản thân trong công việc như kinh nghiệm phong phú, khả năng ứng biến, kỹ năng xử lý tình huống,….và quan trọng nhất là hiệu suất công việc của họ cao hơn người khác.

Junior là gì?

Junior được sử dụng để chỉ những người có ít kinh nghiệm và có số năm làm việc ít hơn senior và thường là những người mới đi làm. Các junior thường có ít kinh nghiệm, kỹ năng làm việc; họ có thể giải quyết các vấn đề nhỏ, ít phức tạp và cần phải học hỏi từ các senior để nâng cao trình độ .

Senior executive được hiểu đơn giản là người điều hành cấp cao. Người điều hành cấp cao có thể là cán bộ – người trực tiếp quản lý điều hành công ty, ký kết các văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong một đơn vị tổ chức, doanh nghiệp thì vị trí senior executive giữ vai trò quan trọng bởi họ là người đưa ra các phương hướng, chính sách và cũng là người thực hiện những kế hoạch đó. Senior executive còn đảm nhận các công việc khác như quản lý công ty, trực tiếp điều phối hoạt động của doanh nghiệp,….

Các kỹ năng giúp senior lên “trình” nhanh chóng

Để từ junior lên senior hay muốn nâng cao trình độ thì senior cần phải có nhiều kỹ năng, một số kỹ năng không thể thiếu đó là:

Kỹ năng chuyên môn

Là yếu tố cần thiết và là nền tảng vững chắc cần phải có trước khi bước vào giai đoạn phát triển năng lực. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải đầu tư vào một chuyên môn nhất định thay vì dàn trải, không chuyên sâu về một lĩnh vực, công việc nào đó.

Ngoài việc tích lũy kỹ năng chuyên môn trong quá trình làm việc thì bạn cũng nên đầu tư thêm thời gian tham gia vào các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, dễ dàng tiếp cận với nhiều nền tảng kiến thức mới.

Bên cạnh khả năng làm việc độc lập, các senior sẽ phải làm việc với các đối tác, các phòng ban khác nhau. Kỹ năng làm việc nhóm của senior có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của một team. Các senior phải biết cân bằng, sẵn sàng giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt công việc và giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc.

Làm việc với các Client/User

Khách hàng luôn là người khó đoán nên cần phải có một tinh thần thép thì mới có thể đàm phán công việc. Với các dự án lớn, các senior cần phải là người biết lắng nghe, đưa ra các lời khuyên phù hợp nhất cho khách hàng.

Khả năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, dù bạn làm việc ở bất kỳ vị trí công việc nào. Các senior cần phải nâng cao trình độ giao tiếp của mình nhất là kỹ năng đàm phán. Nó không chỉ đơn thuần là đòi hỏi bạn có một kỹ năng truyền đạt tốt mà cần phải biết cách đàm phán để làm chủ cuộc hội thoại. Cụ thể, bạn sẽ dẫn dắt, lôi kéo đối phương định hướng mục tiêu mà bạn đã đặt ra trước đó.

Phân biệt senior và junior

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữ junior và senior, chính vì thế Vietlearn.org sẽ giúp bạn phân biệt chúng.

Junior Senior

Trình độ chuyên môn Có kinh nghiệm và khả năng làm việc độc lập nhưng không dày kinh nghiệm, cách xử lý công việc còn nhiều hạn chế Dày dặn kinh nghiệm, các kỹ năng mềm cùng với trình độ chuyên môn cao.

Trách nhiệm Đảm nhận việc xử lý công việc có độ khó vừa phải, thực hiện công việc do cấp trên đề ra Phụ trách những công việc quan trọng, xử lý những công việc khó khăn vào chuyên môn và công việc

Mức thu nhập Tùy vào năng lực. Mức lương cao, phụ thuộc vào năng lực chuyên môn

Mất bao lâu để junior lên senior?

Thực tế cho thấy số năm kinh nghiệm không phải là yếu tố quyết định tời junior, senior. Có những người đi làm 4-5 năm nhưng vẫn chỉ làm mãi một công việc cũ, không phát triển bất kỳ vị trí hay kỹ năng nào khác nên khó có thể phân họ vào nhóm senior. Thời gian để junior lên senior của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng làm việc, hiệu quả công việc và sự cố gắng của mỗi người,…

Mong rằng, nội dung thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm senior là gì. Truy cập website Vietlearn.org để tìm hiểu nhiều thông tin chi tiết khác.