SÉT HÒN VẪN LÀ KHOẢNG TỐI TRONG KHOA HỌC
Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh
Một quả cầu cỡ như trái bóng rổ, chói lòa, lơ lửng trên mặt đất vài giây rồi biến mất, thường xuất hiện trước các cơn dông. Đó là chân dung của một vật thể bí hiểm – sét hòn. Các nhà khoa học đã tin chắc về sự tồn tại của nó, nhưng thừa nhận rằng tất cả những giả thuyết trước đây về sét hòn mới chỉ là “thầy bói xem voi”.
Trong một báo cáo mới đây, Hiệp hội hoàng gia Anh đã đưa ra lời kể của các nhân chứng, vốn chưa hề được công bố. Một trong số họ mô tả quả cầu sáng lòa đã để lại một cái hố to bằng quả bóng rổ trên bức tường khi nó bay vào một ngôi nhà ở Oregon. Sau đó quả cầu lửa này chui xuống tầng hầm và gây hỏng một máy cán vải. Trong trường hợp khác, một quả cầu rực rỡ có đường kính 80 cm lại “trêu người” một giáo viên người Nga, bằng cách đập vào đầu ông ta hơn 20 lần trước khi biến mất.
Trước nay, lời kể của các nhân chứng như thế thường bị coi là ma quái, là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhưng với khoảng 10.000 nhân chứng thu thập trong vài thập kỷ qua, các nhà khoa học buộc phải tin rằng sét hòn thực sự tồn tại. Vì các bức ảnh chụp được về chúng rất hiếm hoi. Theo phác thảo của Hiệp hội hoàng gia Anh, sét hòn có những nhận dạng chính như sau:
- Một quả cầu lửa sáng chói, tồn tại khoảng 10 giây.
- Quả cầu này chạy quanh, đôi khi lao xuống hoặc bay vụt lên, đôi khi lẩn vào trong nhà hoặc xuyên qua cửa kính.
- Chúng thường biến mất sau một tiếng nổ, đôi khi kéo theo sự phá hủy.
- Các “thầy bói xem voi”
Lý giải về quả bóng sét này là điều cực kì phức tạp. Người ta không hiểu tại sao sét hòn có thể sáng như một bóng đèn 100 W, nhưng lại không có năng lượng hữu hình. Nó không bức xạ nhiệt, dù có thể làm tan chảy kính khi lơ lửng trên các cánh cửa.
Sóng ma xuất hiện đột ngột và nuốt những con tàu
Theo một giả thuyết có ảnh hưởng lớn, sét hòn hình thành khi một tia chớp đánh xuống làm bốc hơi silic dioxin trong đất. Hơi silic này ngưng tụ dưới dạng bụi mịn, gắn kết với nhau nhờ các điện tích, tạo nên một quả cầu trôi nổi, bị ôxi hóa và bùng sáng. Một khả năng khác là không khí bị các tia chớp ion hóa đã hóa hợp với nước, tạo thành một quả cầu plasma nóng với lớp vỏ là ion và nước lạnh. Tuy nhiên, báo cáo của Hiệp hội hoàng gia Anh lại cho rằng không có giả thuyết nào trong số các giả thuyết hiện nay giải thích trọn vẹn bí ẩn về sét hòn, mà nó có thể là sản phẩm của một chuỗi các quá trình khác nhau. Mô phỏng những quá trình này trong phòng thí nghiệm có thể tạo được một quả cầu sét, nhưng nhỏ hơn nhiều so với các dạng thức kỳ lạ trong tự nhiên và không tồn tại được lâu như thế. Theo các nhà khoa học, nếu có thể hiểu đầy đủ về sét hòn và tạo ra nó trong phòng thí nghiệm, người ta sẽ tìm ra một phương pháp mới duy trì các phản ứng ở nhiệt độ cao, rất có ích trong công nghiệp.