Số lớn nhất và nhỏ nhất được sử dụng trong khoa học là gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Có rất nhiều tranh cãi trong cả hai đề tài trên. Trong thập niên 1930, nhà vật lý đoạt giải Nobel Paul Dirac đã phát triển một học thuyết mà ngày nay được biết đến với tên gọi là “Giả thiết những con số lớn”, dựa vào sự tương đồng kì lạ của ba con số: cường độ tương đối của trường điện từ và lực hấp dẫn trong nguyên tử hydro (1039), tuổi của vũ trụ được chia theo khoảng thời gian để ánh sáng đi qua một nguyên tử hydro (cũng là 1039), và căn bậc hai của số lượng các hạt có trong vũ trụ (chính là căn bậc hai của 1078, bằng 1039).
Việc Dirac tiến tới so sánh ba số đó như thế nào hay tại sao các số đó lại giống nhau như vậy vẫn là điều chưa chắc chắn. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông đã dẫn đến con số 1078 (số gồm có một số 1 và 78 số 0 theo sau) trở thành một ứng cử viên sáng giá cho con số lớn nhất phù hợp với thực tế trong khoa học.
Con số nhỏ nhất chiếm vị trí quan trọng trung tâm trong khoa học có đặc tính không rõ ràng, là kết quả của một ước tính tệ hại chưa từng có. Những nghiên cứu gần đây về vũ trụ đã chỉ ra rằng vũ trụ đang giãn nở với một tốc độ tăng liên tục, được thúc đẩy bởi một lực “kháng lực hấp dẫn” bí ẩn. Giả thiết tốt nhất về nguồn của lực này chính là bản thân không gian trống rỗng, không gian mà theo các định luật của thế giới hạ nguyên tử được xem xét tỉ mỉ với thứ được gọi là năng lượng lượng tử chân không. Có thể ước lượng độ lớn của năng lượng này nhưng kết quả lại không theo thứ tự với giá trị được đo mà nhỏ hơn khoảng 10120 lần. Giải thích tại sao giá trị đúng lại rất nhỏ (và vẫn không phải là số 0) và được xem như là một trong những bí ẩn lớn nhất của khoa học đương thời.