Sơ lược về niken kẽm chì thiếc – Mẹo ôn luyện hóa hiệu quả
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Nội dung bài học hôm nay sẽ là chủ đề sơ lược về niken kẽm chì thiếc. Các bạn có thể nắm được các kiến thức vị trí, tính chất cũng như ứng dụng của chúng, ôn tập lại một số kiến thức quan trọng đã học. Nếu bạn đang đau đầu vì hóa học thì đừng quá lo lắng nhé! Vietlearn sẽ luôn đồng hành cùng bạn, hãy cùng chúng tôi bắt đầu học ngay thôi nào!
Sơ lược về niken kẽm chì thiếc
- Sơ lược về niken kẽm chì thiếc – Niken (Ni)
Niken là kim loại thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 28, nằm tại ô thứ 28 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử : [Ar]3d84s2.
Sơ lược về niken kẽm chì thiếc – Niken
Niken thường có số oxi hóa là +2 trong các hợp chất.
Về tính chất vật lý: Niken là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn, nóng chảy ở 1455 độ C.
Về tính chất hóa học: Niken có tính khử yếu, các phản ứng hóa học đáng chú ý như: tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao, với dung dịch axit, dung dịch muối và có tính bền với nước, bền với không khí ở nhiệt độ thường.
Ứng dụng: hơn 80% lượng Niken sản xuất được dùng trong ngành luyện kim, sử dụng Niken mạ lên sắt để làm đẹp, giúp chống gỉ và còn được dùng làm chất xúc tác rất hiệu quả.
- Sơ lược về niken kẽm chì thiếc – Kẽm (Zn)
Kẽm tồn tại trong tự nhiên có màu lam nhạt hoặc màu xám
Kẽm là kim loại thuộc nhóm IIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 30, nnawfm tạo ô 30 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử : [Ar]3d104s2.
Kẽm thường có số oxi hóa +2 trong các hợp chất.
Tính chất vật lý: kẽm là kim loại màu lam nhạt, có màu xám trong môi trường không khí ẩm bởi bị phủ một lớp oxit mỏng, khối lượng riêng lớn, giòn ở nhiệt độ thường nên không kéo dài được, tại 100- 150oC lại có độ dẻo dai, nhưng trên 200oC lại giòn và có thể tán thành bột. Kẽm khi ở trạng thái rắn không độc, hợp chất của kẽm không độc ngoại trừ hơi ZnO thì rất độc hại.
Tính chất hóa học: Kẽm có tính khử mạnh hơn sắt, có thể tác dụng với: phi kim ở nhiệt độ cao, dung dịch muối và axit, bền với nước và không khí khi ở nhiệt độ thường.
Ứng dụng: Kẽm được mạ lên tôn để chống gỉ, được dùng trong cấu tạo của pin khô; ZnO được ứng dụng trong sản xuất thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,… hiệu quả
Xem thêm về Đồng và các hợp chất của đồng
- Sơ lược về niken kẽm chì thiếc – Chì (Pb)
Chì là kim loại thuộc nhóm IVA, chu kì 6, số hiệu nguyên tử là 82 và nằm tại ô 82 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử : [Xe]4f145d106s26p2.
Chì là nguyên tố phổ biến
Chì thường có số oxi hóa là +2 và +4. Số oxi hóa +2 phổ biến và bền hơn.
Tính chất vật lý:
Kim loại chì có màu trắng hơi xanh, khối lượng riêng lớn, mềm và dễ dát thành lá mỏng.
Chì và hợp chất của chì đều rất độc, khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra bệnh làm xám men răng, rối loạn thần kinh,…
Tính chất hóa học:
Chì có tính khử yếu có thể tác dụng với: phi kim ở nhiệt độ cao, tan được trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng do tạo được muối tan. Bên cạnh đó, không tác dụng với các axit HCl, H2SO4 loãng do tạo thành PbCl2 và PbSO4 kết tủa.
Ngoài ra còn có thể phản ứng với Pb(HSO4)2, dung dịch muối, bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường, tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.
Ứng dụng của chì: dùng để chế tạo bản cực acquy, vỏ dây cáp hay chế tạo thiết bị chống tia phóng xạ.
Xem thêm về tính chất hóa học của Crom
- Sơ lược về niken kẽm chì thiếc – Thiếc (Sn)
Kim loại thiếc phản ứng chậm với các dung dịch axit
Thiếc là kim loại thuộc nhóm IVA, chu kì 5, số hiệu nguyên tử là 50., nằm tại ô 50 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử : [Kr]4d105s25p2.
Thiếc có số oxi hóa +2 và +4 trong các hợp chất.
Tính chất vật lý: có màu trắng bạc, khối lượng riêng lớn, mềm và dễ dát mỏng; tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám, hai hình thù này biến đổi lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Tính chất hóa học:
Có tính khử yếu hơn Niken, có khả năng tác dụng với: phi kim ở nhiệt độ cao, tác dụng chậm với dung dịch axit
HNO3 loãng : Sn → Sn2+
H2SO4, HNO3 đặc : Sn → Sn4+
Bên cạnh đó, có thể tác dụng với dung dịch muối, bền với nước và không khí ở nhiệt độ thường, bị hòa tan trong dung dịch kiềm đặc.
Ứng dụng của Chì: mạ lên sắt để chống gỉ ( sắt tây), dùng trong công nghiệp thực phẩm, lá thiếc mỏng trong các tụ điện, hợp kim thiếc dùng trong hàn xì, dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và làm thủy tinh mờ (SnO2)
Lời kết,
Trên đây là một số thông tin tổng hợp Sơ lược về niken kẽm chì thiếc mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết bổ ích này có thể giúp bạn ôn luyện kiến thức về niken, kẽm, chì, thiếc và khám phá thêm những ứng dụng thực tế quan trọng mà nó mang lại với cơ thể chúng ta. Để tìm hiểu thêm một số bài học khác, đừng ngần ngại truy cập website: Vietlearn.org/ nhé!
Tìm đọc thêm các bài viết cùng chủ đề
Tính chất hóa học đặc trưng của Kim loại là gì – Hóa học lớp 9
Hóa học 12 – Nắm vững kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi Đại học
Tính chất hóa học của phi kim – Những lưu ý khi học
Tính chất vật lý của Kim loại – Học tốt Hóa 9 cùng