SOS là gì? Nguồn gốc và các trường hợp sử dụng

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

SOS là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay, bạn dễ dàng nghe thấy hoặc nhìn thấy các cuộc gọi SOS trên điện thoại hay thiết bị vô tuyến điện báo. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy theo dõi những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org

SOS là viết tắt của từ gì?

SOS là một cụm từ tiếng anh, viết tắt cho nhiều cụm từ khác nhau như Save Our Ship (Hãy cứu tàu chúng tôi), Save Our Souls (Gửi cứu trợ), Send Out Succour (Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi), Shoot Our Ship, Sinking Our Ship,… và được sử dụng phổ biến nhất là theo nghĩa Save Our Souls (hãy cứu lấy linh hồn chúng tôi)

Trên thực tế, SOS không có ý nghĩa riêng của nó và nó cũng không phải là một cụm từ viết tắt. tín hiệu SOS. Ban đầu SOS được sử dụng như một mã morse hàng hải khẩn cấp để báo hiệu sự có, do người Đức nghĩ ra. Sự kết hợp này đã được chọn vì đây là mã morse 9 chữ số dễ nhớ nhất được sử dụng làm tín hiệu. Hầu hết mọi người đều tin rằng SOS có nghĩa là “save our ship” và không có mối liên hệ chặt chẽ với cách giải thích này.

SOS không có nghĩa và không được xem là 3 ký hiệu riêng lẻ, nó chính là một chuỗi mã morse liên tục gồm có ba dấu chấm, ba dấu gạch ngang và ba dấu chấm. Tất cả sẽ chạy cùng nhau mà không có khoảng trắng hay điểm dừng. Nói cách khác thì đó là thông điệp mã SOS trong mã morse chỉ đơn giản là …/—/…

Do 3 dấu chấm tạo thành chữ “S” và dấu gạch ngang tạo thành chữ “O” trong mã morse quốc tế nên tín hiệu này sẽ được gọi là SOS. Với sự thuận tiện này, SOS dần trở thành cụm từ đại diện cho sự cầu cứu trên cả đất liền, trên biển hay hàng không.

Lịch sử của SOS như thế nào?

Tín hiệu SOS được thông qua bởi Chính phủ Đức vào ngày 1/4/1905 và trở thành tiêu chuẩn quốc tế theo Công ước Radiotelegraphic ngày 1/7/1908. Đến nay, tín hiệu SOS được công nhận là tín hiệu cầu cứu dễ nhận biết nhất.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị liên lạc, một số cụm từ ngắn có ý nghĩa cầu cứu được hình thành. Và “mayday” là một trong những tín hiệu cầu cứu bằng âm thanh phổ biến nhất sau SOS. Trong chiến tranh thế giới thứ II, nhiều tín hiệu cảnh báo được sử dụng dựa theo từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như SSS ( cảnh báo bị tấn công bởi tàu ngầm), RRR (cảnh báo bị tấn công bởi máy bay chiến đấu); AAA (cảnh báo máy bay bị ném bom),…Thế nhưng, tất cả các tín hiệu này đều phải gửi đi kèm theo tín hiệu SOS.

Cuộc gọi SOS có nghĩa là cuộc gọi khẩn cấp, đã cài đặt trên điện thoại của bạn. Khi bạn sử dụng cuộc gọi SOS, vị trí hiện tại của bạn sẽ được gửi tới trung tâm giúp đỡ khẩn cấp. Với những ai sử dụng iPhone thì dễ dàng kích hoạt cuộc gọi SOS mà không phải nhìn vào màn hình hoặc nói chuyện với người khác. Nếu như bạn đang trong tình huống không thể di chuyển thì bạn có thể kích hoạt nó bằng cách nhấn một nút trên iPhone.

Trong trường hợp bạn vô tình kích hoạt SOS khẩn cấp, bạn có thể dừng cuộc gọi ngay cả sau khi đếm ngược kết thúc bằng cách nhấn dừng (Stop). Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận laf bạn muốn kết thúc cuộc gọi.

SOS được sử dụng trong các trường hợp nào?

Nếu như trước đây SOS chỉ được sử dụng để làm tín hiệu cấp cứu cho tàu thuyền khi gặp nạn trên biển. Nhưng đến nay, SOS đã được sử dụng phổ biến, có mặt ở hầu hết các trường hợp cấp thiết khi bạn cần sự giúp đỡ của người khác.

Cách sử dụng tín hiệu SOS vô cùng đơn giản, cụ thể:

Âm thanh: Như đã thông tin ở trên, đây là tín hiệu âm thanh cầu cứu trên biển nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại tín hiệu này để phát tín hiệu cầu cứu khi có các thiết bị điện tử có khả năng phát âm thanh đến người khác.

Tín hiệu đèn pin: Nếu như bạn có một chiếc đèn pin, bạn có thể phát tín hiệu cầu cứu bằng một đoạn mã hóa gồm 3 lần nháy đèn ngắn, 3 lần dài và tiếp theo là 3 lần ngắn giống như mã morse

Hình ảnh: SOS không chỉ là tín hiệu mã hóa âm thanh mà còn được biết tới như tín hiệu cầu cứu bằng thị giác. Bạn vẽ lên mặt đất hoặc bất kỳ bề mặt nào kí hiệu SOS để phát đi tín hiệu cầu cứu vì dù nhìn ngược hay nhìn từ trên xuống dưới chúng đều không thay đổi.

Các ý nghĩa khác của tín hiệu SOS

Tín hiệu SOS ngoài được sử dụng khi một ai đó rơi vào tình huống nguy hiểm, cần phải cứu giúp thì còn được dùng trong nhiều tình huống khác nhau, điển hình nhất là cuộc gọi khẩn cấp. Một số cuộc gọi khẩn cấp ở nước ta bạn nên lưu vào điện thoại như:

112: Cuộc gọi yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn toàn quốc

113: Cuộc gọi khẩn cấp nối máy đến công an, cảnh sát

114: Cuộc gọi khẩn cấp tới cơ quan phòng cháy – chữa cháy

115: Cuộc gọi khẩn cấp đến cơ sở y tế

Ngoài ra, SOS còn gắn liền với Làng trẻ SOS. Đây là một câu lạc bộ được tổ chức và gây quỹ để chăm sóc các trẻ em mồ côi ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam có khoảng 17 làng trẻ SOS: Bến Tre, Cà Mau, Ðà Lạt – Lâm Ðồng, Ðà Nẵng, Ðiện Biên Phủ – Ðiện Biên, Ðồng Hới – Quảng Bình. Pleiku – Gia Lai, Gò Vấp – Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế – Thừa Thiên Huế, Mai Dịch – Hà Nội, Nha Trang – Khánh Hòa, Quy Nhơn – Bình Ðịnh, Thái Bình, Thanh Hóa, Việt Trì – Phú Thọ, Vinh – Nghệ An. Trẻ em sẽ được quan tâm, chăm sóc và học tập trong môi trường lành mạnh

Với các nội dung thông tin trong bài viết “SOS là gì? Nguồn gốc và các trường hợp sử dụng”, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, nhân viên Vietlearn.org sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.