Stakeholders là gì? Vai trò, chức năng và quyền hạn của stakeholder

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Stakeholders là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay, dùng để chỉ các cá nhân, nhóm, tổ chức có mối liên hệ mật thiết đối với các doanh nghiệp nhất là trong các dự án. Để hiểu thêm về khái niệm stakeholders là gì cũng như các thông tin hữu ích liên quan khác, quý bạn đọc theo dõi chia sẻ dưới đây của Vietlearn.org nhé!

Stakeholder hiểu một cách đơn giản là các bên liên quan, có thể là một cá nhân, nhóm người hoặc một tổ chức nào đó quan tâm đến hoạt động, sự thành công của một dự án. Stakeholders bao gồm các nhóm người như các nhà cung cấp, các thành viên, khách hàng, nhà đầu tư hoặc cơ quan quản lý. Việc xác định đúng stakeholders giữ vai trò quyết định đối với sự thành công dự án của bạn.

Stockholder là gì còn được định nghĩa là tất cả những cá thể nội bộ của một tổ chức nào đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến dự án. Những stockholder có thể xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức đó. Stakeholder cũng bao gồm đối tượng các bên liên quan có ảnh hưởng hoặc quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Các loại stakeholder chủ yếu hiện nay

Tùy thuộc vào tính chất, tiêu chí của từng dự án mà sẽ có các stakeholder khác nhau. Hiện nay, có rất nhiều stakeholder nhưng có 2 loại chính sau đây:

Stakeholder chính: Là người ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đối với sự thành công hoặc thất bại của một dự án. Đó có thể là chủ đầu tư của dự án, khách hàng, đơn vị cung cấp, hay những cổ đông hoặc là người lao động làm việc cho dự án,…

Stakeholder thứ yếu: Là cá nhân, tổ chức bên ngoài dự án, ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động của một dự án. Có thể là chính phủ, cộng đồng hay các tổ chức quan trọng,…

Để đảm bảo cho sự thành công của các dự án, stakeholder cần phải được xác định rõ ngay từ giai đoạn khởi tạo dự án. Những đóng góp của các stakeholder trong quá trình xây dựng chiến lược sẽ giúp dự án của bạn đạt hiệu quả hơn. Khi làm việc càng sớm thì khả năng support của stakeholder sẽ càng cao.

Vai trò nổi bật của stakeholders là gì?

Mỗi một dự án stakeholder giữ một vai trò khác nhau, nó phụ thuộc vào các yếu tố như chức danh, trách nhiệm của mỗi bên. Sự tham gia tích cực của các stake holder quyết định tới sự thành công của dự án. Nếu không có sự hợp tác rất khó để hoạt động bền vững và phát triển.

Các stakeholder quan trọng gồm có chủ ở, nhân viên, giám đốc,….hay các đơn vị cung cấp, đoàn thể và cộng đồng ở nơi hoạt động của doanh nghiệp,…Mỗi một stakeholder sẽ có nghĩa vụ, quyền lợi khác nhau. Ví dụ như khách hàng của một công ty có quyền hạn thực hiện các giao dịch bình thường nhưng lại không được coi là nhân viên của công ty đó.

Trong một dự án, sẽ có người giữ vai trò quyết định, có người đứng ra quản lý trực tiếp,…Bất kỳ giai đoạn nào của một dự án nếu có sự hợp tác, đầu tư của stakeholder sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, thời gian cũng như tiền bạc và thu lại được nhiều kết quả tốt hơn.

Sự thành công của dự án có phải dựa vào stakeholder hay không?

Stakeholder giữ một vai trò quan trọng nên chúng quyết định tới sự thành công hay thất bại của một dự án. Stakeholder là những người không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Nhu cầu về thông tin, các yếu tố về đầu vào – đầu ra cũng như các quyết định của stakeholder sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.

Một đội ngũ stakeholder hùng mạnh có nghĩa là bạn sẽ có một nguồn lực mạnh, thậm chí có thể là người có đủ vị thế để duy trì cam kết với dự án, đấu tranh với mục đích để dự án của bạn hoạt động ổn định và đại hiệu quả cao.

Nguồn vốn để duy trì hoạt động của các dự án cũng nằm ở stake holder. Dự án của bạn rất khó để thành công nếu như bạn chỉ có một mình, rất khó khăn để bạn xử lý, triển khai công việc trong dự án. Vậy nên trước khi triển khai một dự án nào đó, bạn hãy kêu gọi sự hợp tác từ các stakeholder để thực hiện hoàn chỉnh dự án.

Cách phân biệt stakeholder nội bộ và bên ngoài.

Với những người mới, thật khó để họ phân biệt được đâu là stakeholder nội bộ và bên ngoài. Hiểu được điều đó, stakeholder sẽ chỉ ra một số điểm để người dùng dễ dàng phân biệt, đó là:

Stakeholder nội bộ

Là các cá thể có lợi ích trong một doanh nghiệp, thông qua mối quan hệ trực tiếp như có việc làm, quyền sở hữu hoặc cổ phần hay một khoản đầu tư trong doanh nghiệp đó.

Các nhà đầu là một minh chứng rõ nhất đối với stakeholder nội bộ, chịu ảnh hưởng rất lớn từ kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Ví dụ như một nhà đầu tư đầu tư 10 triệu đồng vào công ty của bạn để đổi lấy 10% cổ phần thì nhà đầu tư đó sẽ là một stakeholder nội bộ của công ty.

Stakeholder bên ngoài

Là các cá thể không có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào, nhưng lại có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp theo một cách nào đó bởi các hành động và kết quả của doanh nghiệp đó.

Stakeholder bên ngoài thường là một người hoặc nhóm người chịu ảnh hưởng trực tiếp của doanh nghiệp nào đó. Khi doanh nghiệp vượt quá giới hạn của lượng khí thải carbon cho phép, người dân sinh sống xung quanh doanh nghiệp được coi là stakeholder bên ngoài bởi họ chịu tác động trực tiếp bởi sự ô nhiễm này.

Các stakeholder bên ngoài ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một doanh nghiệp nhưng không phải trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ như chính phủ, mỗi khi cơ chính phủ ban hành một chính sách nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Một số khái niệm khác của stakeholder

Stakeholder theory nghĩa là gì?

Là một quan điểm của chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh mối liên hệ giữa một doanh nghiệp đối với khách hàng, đơn vị cung cấp, nhà đầu tư, công đồng hay những người khác có cổ phần của doanh nghiệp đó. Khái niệm này cho thấy bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tạo giá trị cho tất cả các stakeholder chứ không chỉ là cho các cổ đông của mình.

Multi-stakeholder là gì?

Là một dạng khung hay cấu trúc của một tổ chức dựa trên quy trình quản trị đa thành phần hoặc quá trình hoạch định chính sách. Mô hình này sẽ khuyến khích sự tham gia của các stake holder chính như các doanh nghiệp, xã hội dân sự, chính phủ hoặc tổ chức nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ để hợp tác và tham gia hoạt động đối thoại, các giải pháp hoặc mục tiêu chung cho stakeholder.

Stakeholder Analysis là gì?

Là quá trình phân tích các stakeholder thành một quá trình gồm xác định các stakeholder trước khi bắt đầu một dự án với mục đích chia lại các stakeholder thành từng nhóm dựa theo mức độ tham gia, quan tâm cũng như tầm ảnh hưởng của họ đến dự án.

Với nội dung thông tin trong bài viết “Stakeholders là gì? Vai trò, chức năng và quyền hạn của stakeholder” sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Để có nhiều thông tin hữu ích liên quan khác, quý khách hàng hãy truy cập website Vietlearn.org để tìm hiểu nhé.