Sự khác biệt giữa học sinh và sinh viên
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Môi trường học ở phổ thông và đại học khác nhau thế nào?
Ở bài viết 10 điểm khác biệt giữa học sinh và sinh viên lần trước, đã chỉ ra 10 điểm khác nhau như trang phục, điểm số, tài liệu học,.. Ở bài viết bài này sẽ tập trung vào sự khác nhau giữa môi trường, phương pháp học tập.
Mỗi lứa tuổi có mỗi nét đặc trưng khác nhau, sự thích ứng mới môi trường mới cũng là điều không hề dễ của các bạn trẻ. Học cấp 1, cấp 2 cũng có môi trường học khác với khi học cấp 3 hay lên đại học. Đặc biệt học cách giáo dục và môi trường học ở thổ thông và Đại học có sự khác nhau rõ ràng nhất. Vậy những sự khác biệt là gì?
Khái niệm tự học hầu như khó có thể thấy ở cách dạy và ở cá nhân mỗi bạn học sinh phổ thông. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.
Khi học đại học thì việc tự học trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. đã là sinh viên thì không còn được bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên, mà ý thức tự giác sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, ở thời điểm này bạn không có sổ liên lạc và cũng chẳng có khái niệm họp phụ huynh, vì bạn đã đủ 18 tuổi và bạn là một người trưởng thành.
Điểm khác biệt thứ hai giữa đại học và phổ thông đó là khối lượng kiến thức. có thể bạn là học sinh và đang nghĩ rằng lượng kiến thức phổ thông đã quá nhiều, thế nhưng khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học lại là vô hạn, nhiều bạn sinh viên còn không biết bao bao nhiêu là đủ.
Một ví dụ đơn giản, nếu ở bậc phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại học, các môn học đi từ tổng quát cho đến chuyên sâu, mỗi môn theo từng chuyên ngành, mỗi ngành lại có mỗi môn học chủ đạo, mỗi môn chuyên ngành lại có hàng tá cuốn sách, mỗi môn thì có rất nhiều sách với nhiều nhà xuất bản thày cô chỉ sử dụng một vài quyển sách chọn lọc để dạy nhưng kiến thức thì phải “tự học nhiều hơn”. Một môn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng), nghĩa là sinh viên sẽ phải “ngốn” khoảng 1 chương/1 buổi (mỗi chương khoảng 20-30 trang).
Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức qua rộng sẽ khiến tân sinh viên gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. vì thế mà các bạn tân sinh viên hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt này.
“Học, học nữa, học mãi”, đó là câu nới thường được nghe bởi các bạn sinh viên. Bởi lẻ vốn kiến thức là vô tận, việc học một môn học đại học không còn như thời phổ thông là học một môn một quyển sách nhất định, mà nó được đúc kết vừa thực tế vừa lý thuyết, vừa trong nước và ngoài nước, sách thì có thể cùng nội dung môn học nhưng lại có nhiều nhà xuất bản. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng.
Học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, song song đó phải chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng.
Ví dụ: sinh viên Sư phạm thì cần phải chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp (có thể làm gia sư dạy kèm), sinh viên Kinh tế thì cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh, buôn bán,… qua đây ta nhìn rõ được sự khác biệt mà của các bạn học sinh và sinh viên rồi nhỉ.
Ngoài ra ở Đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập,… Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất.
Ở vấn đề này thì có nhiều bạn có ý kiến cho rằng học phổ thông tốn nhiều thời gian hơn, vì ngoài việc đi học trên trường ra thì còn phải đi học thêm các thứ, còn sinh viên thì “lên đại học thì học đại”. Nhưng thực tế các bạn sinh viên mặc dù có thời gian học không quá gò bó nhưng việc “tự học” lại là việc khó khăn rất nhiều. khối lượng kiến thức rất nhiều bởi thế cường độ học tập của sinh viên cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời sinh viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều loại kiến thức hơn.
Học đại học, bạn cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình,… nhiều hơn. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể.
Ở phổ thông bạn quen với việc học trong một lớp có sỉ số dao động từ 40 đến 50 người thì đại học có thể có sĩ số lên đến 80 đến 100 người. Điều này gây khó khăn hơn cho cả quá trình học của sinh viên và truyenf đạt kiến thức của giảng viên. Thường thì ở các nước có điều kiện giáo dục tốt hơn, sĩ số thường chỉ dao động từ 20 đến 30 sinh viên.
Ví dụ: Giáp với ta là Lào, số lượng sinh viên trong một lớp chỉ khoảng trên 20 người.
Lên đại học thì các bạn không còn cảm giác bị kèm cặp bởi nhà trường giáo viên, ba mẹ nữa. Ngay cả việc học cũng dựa vào ý thức của mỗi bạn.Như phần đầu bài đã khẳng định, tự học là yếu tố khác biệt quan trọng nhất giửa học phổ thông và học đại học; nó cũng là yếu tố quan trọng quyết định kết quả tốt hay xấu. Nhưng tại sao lại phải như vậy? Bởi việc quá tự về giờ giấc, chúng ta tự do hơn về thái độ trên lớp,… không còn được nhắc nhỡ, thầy cô dạy một các khái quát nhưng để có được kiến thức vững thì phải dựa vào bản thân mình, không còn nhận được được nhiều như giúp đỡ như thời phổ thông nữa.
Tuy nhiên, cũng có nhiều thầy cô nghiêm khắc điểm danh thường xuyên, nhưng không quá khó để bạn có thể trốn tránh mà không bị phạt. Ví dụ tìm người vào điểm danh thế. Và điều này chác chắn các bạn học sinh phổ thông không thể làm được
Tất nhiên, sẽ có rất nhiều sự khác biệt khác mà bạn có thể nghĩ ra như: sinh viên có thể sử dụng điện thoại, lap-top, máy tính bảng,… Trong lớp, sinh viên cũng có thể để đồ ăn, hay chai nước trên mặt bàn mà không nhiều người để ý (kể cả thầy, cô). Sinh viên cũng có thể phản biện thầy cô nhiều hơn trong học tập,… Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản và dễ nhìn thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông.