Ta có biết được hình dạng thật sự của nguyên tử và phân tử trông như thế nào không?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Đáng ngạc nhiên là, ngay cả sự tồn tại rất hiển nhiên của nguyên tử vẫn còn là một vấn đề nóng hổi và gây tranh cãi rất nhiều cho đến đầu thế kỷ 20. Nhiều nhà khoa học hàng đầu để cập đến nguyên tử như là một phép ẩn dụ để giúp ta vẽ nên bức tranh tinh thần khi đang cố tìm hiểu các tính chất của vật chất.
Bởi vì ta không có một cơ hội nào để thật sự nhìn thấy những thứ này (ngay cả ngày nay, trong bất cứ trường hợp nào), những người theo chủ nghĩa logic thực chứng đã thay đổi suy nghĩ và đánh giá nguyên tử là không tồn tại.
Chúng ta biết rằng nhà khoa học tự nhiên Robert Brown đã vô tình nhìn thấy bằng chứng gián tiếp cho sự tồn tại của nguyên tử từ năm 1827, do sự dao động ngẫu nhiên của các hạt vật chất bên trong các hạt phấn hoa. “Chuyển động Brown” là kết quả của việc các nguyên tử không nhìn thấy được va vào các hạt vật chất lớn hơn nhiều, làm cho chúng nhảy qua lại một cách ngẫu nhiên (đây là cách mà nó được mô tả lần đầu tiên cách đây một thế kỷ bởi một nhân viên cấp bằng sáng chế trẻ ở Thụy Sĩ, Albert Einstein).
Việc phát minh ra kính hiển vi điện tử vào những năm 1930 đã cho phép chụp hình nguyên tử nhưng những đốm mờ được nhìn thấy trong các tấm ảnh đó thì không mấy phù hợp với tưởng tượng trong trí óc của hầu hết mọi người về một nguyên tử như là một hình ảnh thu nhỏ của hệ mặt trời, với một nhóm hạt ở trung tâm và các electron đang bay xung quanh giống như các hành tinh tí hon.
Thuyết lượng tử cho ta biết rằng nguyên tử không phải là một thực thể rắn chắc cụ thể và rằng tất cả các tưởng tượng trong trí óc mà chúng ta có đều khác với thực tại. Thay vì thế các nhà khoa học đã buộc phải mô tả nguyên tử theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tình huống. Không có cách nào là đúng; tốt nhất thì chúng cũng chỉ mô tả được một vài bộ mặt nhỏ của nguyên tử thật. Nhưng sự tồn tại của các nguyên tử – bất chấp chúng trong như thế nào – là không có gì phải nghi ngờ.