tại sao cá hồi phải lội ngược dòng nước mới đẻ trứng được?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum tạo vật có nhiều cách để sinh đẻ, tự vệ và bảo tồn nòi giống thật lạ lùng khiến ta phải kinh ngạc. Những cách làm tổ của một vài giống chim hoặc cách một vài giống vật chiến đấu để bảo vệ đám con của mình thật lạ lùng.

Bản năng đã khiến con cá hồi phải làm một cuộc hành trình ngược dòng. Bởi vì đó là cách tốt nhất để cá hồi con ra chào đời và tăng trưởng. Không phải tất cả mọi con cá hồi đều phải ngược lên đến tận đầu sông, ngọn suối để sinh đẻ. Có nhiều con ghé ngay vào một nhánh sông phía dưới. Cá hồi lưng gù thuộc loại này. Nó đẻ ngay ở cửa sông, cách chỗ nước mặn vài dặm. Nhưng cũng có cá hồi thuộc loại chúa trùm. Nó lội ngược lên đến ngọn nguồn cách biển tới 3.000 dặm. trước khi đi đến vùng nước ngọt, cá hồi như được sống trong điều kiện thoải mái mạnh khỏe, mập ra. Nhưng ngay khi vào đến nơi, cá hồi bắt đầu nhịn ăn. đôi khi chúng bị suy kiệt vì ráng đến tận nơi chúng muốn đến để đẻ trứng.

Vì chúng lội ngược nhiều con sông có nhiều ghềnh thác chảy xiết nên lên đến nơi, cá hồi thường gầy ốm, tiều tụy, xác xơ vào lúc chúng sinh nở. Nhưng dù có xác xơ hay còn phốp pháp thì khi đẻ trứng xong là cá hồi thái Bình Dương đều chết cả.

Khi tới đúng chỗ đẻ trứng (thường cũng là nơi trước kia chúng ra đời trong dạng cái trứng), con cá hồi cái dùng đuôi, vây và chính thân mình đào một cái lỗ trong đá, đất hoặc cát rồi đẻ trứng vào đó. Con đực sẽ cho thụ tinh. Sau đó cá hồi cái ấp trứng.

Khi mọi việc đã xong thì dường như cá hồi cũng chán hết mọi sinh thú ở đời. Nó thả mình theo dòng nước trôi xuôi. Dòng nước đó cũng là nơi nó gởi tấm thân tàn tạ. Và cũng là lúc mở màn cho trang sử đầu tiên của cá hồi con. Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Cá hồi con sẽ ở lại vùng nước ngọt trong vài tháng, có khi đến một năm rồi lại theo dòng sông để vào biển cả. Cái vòng sinh tử cứ thế quay đều, từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bao giờ thay đổi.