Tại sao chỉ có các ngôi sao mới lấp lánh, còn mặt trăng và các hành tinh thì không?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Lấp lánh, hay nhấp nháy, là kết quả của sự chuyển động hỗn loạn của bầu khí quyển của trái đất, sự chuyển động hỗn loạn đó gây ra sự chập chờn ngẫu nhiên của ánh sáng từ các thiên thể. Kích thước của hình ảnh nhấp nháy này thay đổi phụ thuộc vào điều kiện địa phương, như hơi nóng bốc lên trời ban đêm từ các thị trấn, nhưng cho dù ở các vị trí quan sát tốt nhất trên các đỉnh núi thì các hình ảnh nhấp nháy này vẫn còn lớn hơn rất nhiều so với hình ảnh giống như một chấm nhỏ của các ngôi sao. Điều này làm cho chúng giống như đang nhún nhảy hoặc, giống như chúng ta thường gọi là nhấp nháy.
Mặt trăng và các hành tinh thì gần hơn rất nhiều và vì vậy không xuất hiện như là một điểm sáng, cho nên các hình ảnh nhấp nháy tương đối nhỏ và không có hiệu ứng như vậy. Nhìn qua một kính viễn vọng, các hiệu ứng của sự chuyển động hỗn loạn có thể được nhìn thấy như một đường viền nhấp nháy xung quanh mép của mặt trăng và các hành tinh. Một trong những tiến bộ lớn nhất trong thiên văn học trong những năm gần đây là sự phát triển của “quang học điều chỉnh” có thể loại bỏ hiệu ứng chuyển động hỗn loạn. Nó được làm bằng cách liên tục uốn cong miếng kính của kính viễn vọng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra các hình ảnh tốt như chúng được nhìn bằng một kính viễn vọng trong không gian.