Tại sao chim cánh cụt có thể chống lại được giá rét của Nam Cực?
Mọi người nói Nam Cực là nơi lạnh nhất trên thế giới. Câu nói này không phóng đại một chút nào cả. Theo số liệu điều ra nhiều năm của các nhà khoa học, nhiệt độ thấp nhất của mùa đông ở Châu Nam Cực -88,30C, kỉ lục cá biệt từng lên tới -940C.
Môi trường sống vô cùng khắc nghiệt này của Nam Cực làm cho các sinh vật bậc cao bị buộc phải rút ra khỏi nơi này. Trong thực vật trừ các sinh vật bậc thấp như nấm tảo, địa y… còn có thể kéo dài hơi tàn của nó ra, các thực vật có hạt vẫn chưa được phát hiện. Trong giới động vật, đến như gấu trắng, voi biển có thể chịu được nhiệt độ thấp -800C của Bắc Cực, nhưng lại chưa bao giờ thấy ở Nam Cực.
Vậy thì tại sao chim cánh cụt có thể sống được ở Nam Cực nhỉ? Điều này phải nói bắt đầu từ “lịch sử gia đình” của chim cánh cụt. Trước tiên, chim cánh cụt là một loại chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Nó có thể đã đến đây định cư từ trước khi Châu Nam Cực chưa mặc giáp băng. Thức ăn chủ yếu của nó là các loài cá, các loài giáp xác và động vật nhuyễn thể “thân mềm”… Đất liền ở Nam bán cầu hẹp, mặt biển rộng, có thể nói là khu vực phồn thịnh nhất của loài thuỷ tộc (động vật sống dưới nước), mảnh đất có nguồn thức ăn phong phú này đã trở thành vùng đất tốt để chim cánh cụt sống yên ổn.
Thứ hai là “vị lão làng” của Nam Cực này do kết quả tôi luyện gió bão tuyết hàng ngàn vạn năm nên lông trên toàn thân nó biến thành lớp lớp dạng vẩy gắn chặt. Loại “chân lông” đặc biệt này không những nước biển khó có thể thẩm thấu mà ngay cả nhiệt độ cực rét gần -100oC cũng đừng hòng công phá “phòng tuyến” giữ nhiệt của nó. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất béo và dày, nên đã đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.
Vả lại, ở Châu Nam Cực không có thú dữ ăn thịt, vì vậy, sự an toàn của chim cánh cụt được đảm bảo. Chả trách khi đội khảo sát hoặc đội hàng hải đặt chân lên đất liền ở Nam Cực, chim cánh cụt chẳng những không biết sợ, trái lại còn kết thành đàn để nghênh tiếp, bày tỏ dáng vẻ tiếp đón thân mật đối với những người đặt chân đến đây.