Tại sao chúng ta phải quan tâm tới hệ thống tiết niệu?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Thận, ống dẫn niệu, bàng quang và niệu đạo tạo thành hệ thống tiết niệu, làm ống thoát nước trong cơ thể con người. Bất cứ một bộ phận nào của đường ống tiêu nước cũng không được xẩy ra sự cố hỏng hóc. Nếu như tính lọc của tiểu cầu thận không còn hiệu nghiệm, tế bào máu, protein sẽ hoàn toàn đi vào nước tiểu, khi đó sẽ sinh ra bệnh đái ra máu. Còn như tiểu quản thận trong thận mất đi tác dụng hấp thu, glucoza trong niệu nguyên sơ không thể hấp thu máu về một lần nữa, trong nước tiểu chứa một lượng lớn glucoza hình thành bệnh tiểu đường. Nếu ống dẫn niệu bị đóng vôi tắc nghẽn thì nước tiểu sinh ra bị ứ lại, không cách nào bài tiết ra được, như thế không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội mà nặng hơn nữa là ngộ độc do nước tiểu gây ra. Nếu bàng quang và niệu đạo bị viêm nhiễm thì không thể cất giữ hay bài tiết một cách bình thường nữa. Trên đây là những chứng bệnh thường gặp với hệ thống tiết niệu. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Hiện nay hệ thống tiết niệu đã trở thành một chuyên ngành trong lĩnh vực y học, đó là khoa tiết niệu. Bác sĩ trong khoa này chính là những nhà chuyên môn về đường ống tiêu nước trong cơ thể người. Thông qua những thủ pháp như kiểm tra lâm sàng, quan sát và hóa nghiệm nước tiểu, chiếu điện và chụp ảnh, cuối cùng họ đã tìm được nguyên nhân bệnh, nơi phát sinh ra bệnh, gặt hái được những biện pháp trị liệu hiệu quả, nạo vét đường ống tiêu nước cho người bị bệnh để phục hồi sức khỏe.

Ngày thường chúng ta đều phải tự làm bác sĩ bảo vệ sức khỏe, giữ gìn “ống tiêu nước”. Mỗi ngày cơ thể con người phải giữ cân đối lượng nước thu vào và lượng nước thải ra, như thế tổ chức tế bào mới có thể hoạt động bình thường. Nếu một người cả ngày lẫn đêm thải ra khoảng 1,5 lít nước tiểu, bốc hơi theo da và hô hấp 0,8-0,9 lít nước thì nước tổng cộng là 2,5 lít nước thải được thoát ra. Như vậy lượng nước đi vào cơ thể cũng phải tương đương với lượng nước thoát ra này. Có nghĩa là mỗi ngày ngoài lượng nước thu được trong thức ăn ra, chúng ta cần phải uống một lượng nước đủ để bảo vệ sức khỏe.

Do bởi thận sản xuất ra nước tiểu liên tục nên nước tiểu chầm chậm và không ngừng được đưa tới cất giữ ở bàng quang. Còn bàng quang bài tiết nước tiểu lại cách quãng, nó giữ nước tiểu tới một lượng nhất định mới thải ra. Do bàng quang giữ nước tiểu ở một mức nhất định nên bình thường khi buồn tiểu ở một mức nhất định nên đi ngay, nếu không bàng quang tích quá nhiều gây ra hiện tượng tức đái. Không những ảnh hưởng đến việc bài tiết bình thường của bàng quang mà còn ảnh hưởng đến việc sản xuất nước tiểu ở thận. Ngoài ra cũng nên chú ý đến vệ sinh xung quanh cửa ngoài của niệu đạo, đề phòng các bệnh viêm nhiễm cho hệ thống tiết niệu.